Khiếm thính là gì? Những bí mật quan trọng không thể bỏ qua

Hoàng Thị Ngọc Bích
CN 29/10/2023
Nội dung bài viết

Theo các nghiên cứu cho thấy rằng, tỷ lệ người mắc khiếm thính ở Việt Nam đang có xu hướng giảm dần nhờ vào các phương pháp can thiệp y tế hiện đại của ngành y tế. Vậy khiếm thính là gì? Hãy cùng Travycare tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây!

Khiếm thính là gì?

Khiếm thính là gì?

Khiếm thính là gì?

Khiếm thính là tình trạng mà một người bị giảm sút hoặc mất hoàn toàn khả năng nghe âm thanh từ môi trường xung quanh ở 1 hoặc cả 2 tai. Người khiếm thính sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc nghe được âm thanh sinh hoạt hằng ngày, chính điều này sẽ gây trở ngại đáng kể trong giao tiếp, học tập và sinh hoạt trong cuộc sống. Khiếm thính có thể do nhiều nguyên nhân như: yếu tố di truyền, tác động từ môi trường, bệnh tật và tình trạng này có thể xảy ra ở mọi độ tuổi từ trẻ sơ sinh đến cho người trưởng thành.

Nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm thính

Nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm thính

Nguyên nhân gây ra tình trạng khiếm thính

Tình trạng khiếm thính xảy ra có thể do nhiều nguyên nhân và xuất phát từ nhiều nguồn khác nhau, dưới đây chúng tôi xin đưa ra một vài nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếm thính như sau: 

  • Di truyền: Khiếm thính có thể được di truyền từ các thế hệ trước đó. Nếu gia đình có ông bà/ cha mẹ bị mắc khiếm thính thì con cháu sinh ra có nguy cơ bị khiếm thính sẽ cao hơn những đứa trẻ ở gia đình khác.

  • Môi trường sinh sống: Nếu chúng ta ở trong một môi trường đầy tiếng ồn và nguồn âm thanh có âm lượng lớn trong thời gian dài sẽ gây hại cho tai dẫn đến khiếm thính. Ngoài ra, sự nhiễm độc chì, thủy ngân hoặc các loại thuốc kích thích trong môi trường sinh hoạt hằng ngày cũng góp phần gây nên tình trạng khiếm thính.

  • Bệnh lý: Người mắc các bệnh nhiễm trùng tai (viêm tai giữa, viêm tai sưng), viêm tai biểu mô (u xơ bao phủ, sưng núm tai), bệnh truyền nhiễm ( sởi, quai bị, rubella, viêm não) nếu không được chữa trị và chăm sóc đúng cách sẽ làm tổn thương vùng tai điều này cũng có thể dẫn đến tình trạng khiếm thính.

  • Tuổi tác: Khi tuổi càng cao thì khả năng thính lực của con người càng bị hạn chế, vì vậy đây cũng là 1 lý do dẫn đến tình trạng khiếm thính.

  • Trong quá trình mang thai hoặc ở giai đoạn trẻ sơ sinh nếu thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc lá, các bệnh truyền nhiễm thì nguy cơ mắc khiếm thính của những người này cũng rất cao.

  • Các ca phẫu thuật liên quan đến tai mũi họng hoặc hộp sọ nếu không được đảm bảo an toàn có thể xảy ra biến chứng và làm ảnh hướng đến thính lực của bệnh nhân.

Đối tượng có khả năng mắc khiếm thính

Các đối tượng có khả năng mắc khiếm thính

Các đối tượng có khả năng mắc khiếm thính

  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ: Trong giai đoạn sơ sinh và đầu đời trẻ em rất dễ mắc phải các bệnh liên quan đến nhiễm trùng tai bắt nguồn từ các yếu tố gây hại từ môi trường xung quanh, điều này sẽ làm tăng nguy cơ mắc khiếm thính.

  • Người cao tuổi: Bộ phận tai sẽ trở nên kém linh hoạt và dễ bị tổn thương hơn khi tuổi càng lớn vì vậy khả năng bị khiếm thính cũng cao hơn so với những người trẻ tuổi.

  • Người làm việc và sinh hoạt trong môi trường ồn ào: Công nhân trong các ngành công nghiệp như xây dựng, công nghiệp sản xuất và những ngành nghề thường xuyên tiếp xúc với âm thanh ồn ào sẽ có nguy cơ cao mắc khiếm thính do tác động từ tiếng ồn lớn.

  • Các nhân viên làm việc trong môi trường tiếp xúc với các hoá chất độc hại như hóa chất công nghiệp, thuốc trừ sâu hoặc thuốc kích thích có thể đối mặt với nguy cơ mắc khiếm thính do nhiễm độc.

  • Những người có người thân trong gia đình bị mắc khiếm thính sẽ có nguy cơ mắc phải tình trạng này cao hơn so với những người sinh ra trong gia đình không có tiền sử bị khiếm thính.

Các cấp độ của tình trạng khiếm thính  

Các cấp độ của tình trạng khiếm thính

Các cấp độ của tình trạng khiếm thính

Khiếm thính nhẹ

Khiếm thính nhẹ là những người bị mất điểm nghe từ 26-40dB. Những người này có khả năng nghe được các âm thanh như tiếng nước chảy, tiếng chim hót hoặc tiếng người nói, nhưng có thể sẽ không nghe rõ được âm thanh trong môi trường ồn ào.

Khiếm thính vừa

Khiếm thính vừa là đối tượng bị mất điểm nghe từ 41-70dB. Người bị khiếm thính vừa có khả năng nghe những âm thanh như tiếng xe cộ, tiếng động từ các thiết bị gia đình, nhưng thường cần sử dụng máy trợ thính để hỗ trợ cho việc giao tiếp hằng ngày.

Khiếm thính nặng

Khiếm thính nặng là mức độ mất điểm nghe từ 71-90dB. Người mắc khiếm thính nặng có thể cần sử dụng các loại thiết bị trợ thính mạnh hoặc sử dụng thiết bị cấy ghép nội tai để có thể nghe và tham gia giao tiếp một cách hiệu quả.

Khiếm thính sâu  

Khiếm thính sâu là những người bị mất điểm nghe trên 90dB. Người bị khiếm thính sâu thường không thể nghe bất kỳ âm thanh nào, thậm chí cả khi sử dụng trợ thính.

Khiếm thính có thể ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của người mắc khiếm thính tùy theo mức độ khác nhau. Sự hiểu biết về cấp độ khiếm thính của một người giúp xác định phương pháp điều trị và hỗ trợ phù hợp để nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của họ.

Dấu hiệu để nhận biết mắc bệnh khiếm thính

Dấu hiệu để nhận biết khiếm thính

Dấu hiệu nhận biết bệnh khiếm thính 

Dấu hiệu để nhận biết khiếm thính

  • Gặp khó khăn khi nghe những từ đơn giản.

  • Hạn chế trong giao tiếp đông người hoặc trong cuộc thảo luận.

  • Tăng âm lượng truyền đạt thông tin.

  • Không hoặc ít tương tác với âm thanh từ môi trường xung quanh.

  • Hạn chế tiếp xúc với mọi người hoặc có cảm giác cô đơn, bị cô lập vì không thể tham gia vào các cuộc trò chuyện.

  • Bắt đầu sử dụng ngôn ngữ cử chỉ hoặc hình ảnh.

  • Trẻ em bị khiếm thính sẽ khó khăn trong việc học ngôn ngữ, đọc và viết hơn so với trẻ bình thường.

Khi có bất kỳ nghi ngờ nào về việc mắc khiếm thính người bệnh cần thăm khám và tham khảo ý kiến của các chuyên gia thính học để có chẩn đoán chính xác và kịp thời về tình hình thính lực của mình.

Sự khác nhau giữa điếc và khiếm thính

Sự khác nhau giữa điếc và khiếm thính

Sự khác nhau giữa điếc và khiếm thính

"Điếc" và "khiếm thính" đều liên quan đến tình trạng mất khả năng nghe, nhưng giữa chúng sẽ có sự khác biệt, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về điều này nhé!

Điếc: Người điếc là những người mất khả năng nghe một cách toàn bộ, tức là họ không thể nghe bất kỳ âm thanh nào, thậm chí ngay cả khi sử dụng dụng cụ trợ thính. Họ sẽ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc ngôn ngữ cử chỉ để giao tiếp với những người xung quanh.

Khiếm thính: Người khiếm thính là những người bị giảm sút khả năng nghe, nhưng họ vẫn có thể nghe một phần âm thanh có mức âm lượng lớn, đặc biệt họ có thể sử dụng máy trợ thính để hỗ trợ trong vấn đề giao tiếp hằng ngày.

Người khiếm thính có thể sử dụng ngôn ngữ nói hoặc ngôn ngữ ký hiệu tùy theo nhu cầu cá nhân và mức độ khiếm thính của họ.

Khiếm thính có chữa được không? 

Khiếm thính có chữa được không?

Khiếm thính có chữa được không?

Khiếm thính có thể được điều trị hoặc khắc phục bằng nhiều cách khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ khiếm thính của từng người. Tuy nhiên, để chữa được tình trạng khiếm thính thì người bệnh cần được thăm khám và chẩn đoán bởi những chuyên gia thính lực ở các cơ sở y tế uy tín để đảm bảo độ chính xác, điều này sẽ giúp nâng cao hiệu quả chữa trị cho bệnh nhân.  

Hậu quả khi mắc bệnh khiếm thính

Hậu quả khi mắc bệnh khiếm thính

Hậu quả khi mắc bệnh khiếm thính

Hậu quả khi mắc bệnh khiếm thính bạn cần biết: 

  • Người bị khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc giao tiếp hằng ngày, đặc biệt là trong môi trường ồn ào hoặc trong các trường hợp thảo luận hoặc giao tiếp cộng đồng.

  • Khiếm thính có thể ảnh hưởng đến quá trình học tập và phát triển xã hội của trẻ em, bệnh này sẽ gây ra sự chậm trễ trong việc học ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp.

  • Người mắc khiếm thính có thể sẽ có cảm giác cô đơn và cảm thấy bị cô lập do gặp khó khăn trong việc tham gia vào các cuộc trò chuyện hoặc hoạt động xã hội.

  • Một số người mắc khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và phát triển sự nghiệp do các hạn chế liên quan đến giao tiếp và truyền đạt thông tin.

  • Khi bị khiếm thính, người bệnh có thể sẽ có tình trạng lo âu, stress hoặc trầm cảm do cảm thấy bất ổn và khó khăn trong việc tương tác với thế giới xung quanh.

Mắc bệnh khiếm thính có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống hàng ngày và tâm lý của người bệnh. Tuy nhiên, với sự hỗ trợ và điều trị thích hợp, các hậu quả này có thể được giảm thiểu, giúp người mắc khiếm thính có thể thích nghi và tham gia vào cuộc sống hàng ngày một cách tích cực hơn.

Các dạng khiếm thính phổ biến

Khiếm thính dẫn truyền

Khiếm thính dẫn truyền là trường hợp âm thanh không được truyền đầy đủ từ môi trường xung quanh đến màng nhĩ và hệ thống chuỗi xương con của tai giữa. Dạng này sẽ được điều trị bằng thuốc hoặc bằng phẫu thuật, sau điều trị thì khả năng nghe của người bệnh có thể được cải thiện hoặc trở lại bình thường. 

Khiếm thính thần kinh giác quan

Loại khiếm thính này xảy ra khi có tổn thương trong tai trong hoặc đường dẫn truyền thần kinh từ tai trong đến não. Dạng khiếm thính thần kinh giác quan naỳ sẽ vĩnh viễn không thể chữa khỏi bằng thuốc hoặc phẫu thuật. Người bị khiếm thính thần kinh giác quan sẽ mất khả năng nghe từ những âm thanh nhỏ hoặc thậm chí đối với những nguồn âm thanh lớn họ vẫn không thể nghe rõ.

Khiếm thính hỗn hợp

Đây là một loại khiếm thính được phối hợp bởi khiếm thính thần kinh giác quan và khiếm thính dẫn truyền. Loại này xảy ra khi người bệnh bị tổn thương tai ngoài và tai giữa, hoặc tai ngoài, tai giữa và tai trong hoặc có thể với thần kinh thính giác quan.

Phương pháp điều trị và biện pháp ngăn ngừa khiếm thính

Các phương pháp điều trị

Phương pháp điều trị bệnh khiếm thính

Phương pháp điều trị bệnh khiếm thính

  • Sử dụng trợ thính là một phương pháp phổ biến để điều trị khiếm thính. Trợ thính là các thiết bị âm thanh giúp cải thiện khả năng nghe của người bị khiếm thính. Các loại trợ thính bao gồm tai nghe, máy trợ thính và cả những thiết bị cấy ghép nội tai.

  • Đối với những trường hợp khiếm thính nặng hoặc khi sử dụng trợ thính không có hiệu quả, thì phương pháp phẫu thuật cấy ghép nội tai có thể được thực hiện. Đây là một phương pháp hiệu quả để điều trị khiếm thính hiện nay.

  • Nhiều người khiếm thính học các kỹ năng giao tiếp đặc biệt như ngôn ngữ ký hiệu hoặc ngôn ngữ cử chỉ để việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn hơn. Những người này cũng có thể tham gia vào các khóa học đặc biệt để nâng cao kỹ năng ngôn ngữ và khả năng giao tiếp của mình.

  • Đối với một số trường hợp khiếm thính xuất phát từ nguyên nhân do bệnh lý có thể sử dụng các loại thuốc để hỗ trợ làm giảm triệu chứng và cải thiện khả năng nghe.

Không phải trường hợp khiếm thính nào cũng có thể được chữa hoàn toàn và kết quả của việc điều trị có thể khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ khiếm thính. Điều quan trọng là phải tìm hiểu về tình trạng của bệnh nhân và cần có sự tư vấn của các chuyên gia thính lực để xác định phương pháp điều trị phù hợp nhất.

Biện pháp phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh khiếm thính

Biện pháp phòng ngừa khiếm thính

Biện pháp phòng ngừa khiếm thính

Nếu người bệnh mắc khiếm thính do các nguyên nhân bẩm sinh thì không có cách nào để ngăn ngừa. Nhưng nếu, khiếm thính xảy ra do những yếu tố gây bệnh khác, chúng ta hoàn toàn có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh bằng các biện pháp như sau:

  • Không nghe nhạc, xem tivi với âm lượng quá lớn.

  • Nếu phải làm việc ở những môi trường ồn ào như sản xuất thép, vũ trường, chế tạo máy móc thì cần phải sử dụng các dụng cụ bịt tai chuyên biệt để hạn chế tiếng ồn. 

  • Nếu bị mắc các bệnh về tai – mũi – họng như viêm xoang, viêm tai, bạn cần phải tiến hành điều trị triệt để tình trạng này, tránh để chúng gây ra biến chứng.

Kết luận

Sự suy giảm thính giác sẽ gây ra những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Do đó, nếu đang là một người khỏe mạnh thì bạn cần có một chế độ sinh hoạt lành mạnh và biết cách tự bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ mắc bệnh khiếm thính.

Hy vọng, qua bài viết này Travycare đã giúp bạn đọc giải đáp được thắc mắc: khiếm thính là gì? một cách đầy đủ và dễ hiểu nhất. Hãy liên hệ với chúng tôi qua email: travycare@gmail.com hoặc qua số hotline: 0926782222 để được tư vấn và sử dụng những dịch vụ của Travycare

Nội dung bài viết
Thu gọn