Bật mí Điểm mạnh của trẻ khiếm thính có thể bạn không biết
Hoàng Thị Ngọc Bích
Th 6 10/11/2023
Nội dung bài viết
Liệu mất đi thính lực từ nhỏ có phải là một bất lợi? Travycare sẽ giúp bố mẹ hiểu về một số điểm mạnh của trẻ khiếm thính, từ đó giúp bé phát huy những điểm mạnh và tư duy từ bé.
Tình trạng khiếm thính ở trẻ em hiện nay
Hiện nay, tình trạng khiếm tính ở trẻ em diễn ra ngày càng nhiều, theo thống kê của tổ chức thế giới WHO, có khoảng hơn 350 triệu người khiếm thính, trong đó khoảng 10% 32-33 triệu là trẻ em. Tại Việt Nam, theo như thông tin của Bộ Y tế Việt Nam cung cấp thì có khoảng 160.000 trẻ em bị khiếm thính với tỉ lệ là 1,6%.
Dự đoán trong tương lai từ WHO thì sẽ có khoảng 2,5 tỷ người trên thế giới gặp phải tình trạng khiếm thính vào năm 2050 (tức là cứ 4 người sẽ có 1 người gặp phải tình trạng này). Trước cảnh báo này, bạn cần xác định và tìm hiểu 2 nguyên nhân khiếm thính để có thể hạn chế tình trạng này, đến với bản thân và thành viên gia đình mình:
- Nguyên nhân bẩm sinh: Do di truyền, do nhiễm trùng trong thai kỳ, do các bệnh lý của thai nhi,...
- Nguyên nhân mắc phải: Do nhiễm trùng sau sinh, do tai nạn, do các bệnh lý của tai,...
Một vài điểm mạnh của trẻ khiếm thính
Trẻ khiếm thính là gặp khó khăn trong việc nghe và tiếp nhận âm thanh, điều này gây không ít cản trở và khó khăn cho trẻ trong giao tiếp và cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, điều đó cũng tạo nên một số điểm mạnh cho trẻ khiếm thính, khi bé có thể tận dụng việc sử dụng các giác quan tốt hơn. Dưới đây là một số điểm mạnh của trẻ khiếm thính:
Trí tưởng tượng và điểm mạnh sáng tạo
Việc phải thường xuyên hình dung, quan sát mọi người, mọi thứ xung quanh sẽ giúp trẻ tăng cườn trí tưởng và khả năng sáng tạo. Bé có thể sáng tạo dùng các cử chỉ, hình ảnh để biệu lộ, truyền đạt thông tin, và quan sát biểu cảm cử chỉ của mọi người để dự đoán mong muốn, suy nghĩ, cảm xúc của họ.
Trẻ khiếm thính có thể sử dụng khả năng sáng tạo tốt
Khả năng tập trung cao độ:
Do không bị làm phiền bởi tiếng ồn, nên bé sẽ dễ tập trung hơn. Ngoài ra, việc không nghe được cũng khiến trẻ phải tập trung quan sát, để hiểu rõ và biểu đạt những mong muốn của mình.
Khả năng quan sát tốt
Mất khả năng thính lực bạn mất đi một giác quan để tiếp nhận thông tin từ mọi người và môi trường bên ngoài. Vì vậy để nhận thức được những gì đang diễn ra, trẻ khiếm thính phải quan sát kỹ càng từ môi trường xung quanh, cũng như quan sát biểu cảm, ngôn ngữ cơ thể của người đối diện
Tinh thần dũng cảm và sự kiên nhẫn
Trẻ khiếm thính thường phải vượt qua nhiều khó khăn và thách thức trong cuộc sống hàng ngày. Từ việc học tiếng ký hiệu cho đến việc tham gia vào các hoạt động xã hội, trẻ khiếm thính phải có sự tự tin và kiên nhẫn để vượt qua. Điều này giúp trẻ khiếm thính trở nên mạnh mẽ và đáng ngưỡng mộ. Bố mẹ cần luôn khích lệ và ủng hộ trẻ khiếm thính, giúp trẻ phát triển tinh thần tự tin và sự kiên nhẫn trong cuộc sống.
Những khó khăn khi trẻ mắc bệnh khiếm thính
Mất đi khả năng nghe, trẻ em sẽ gặp nhiều khó khăn trong quá trình phát triển, đặc biệt là giao tiếp với môi trường xung quanh. Chính vì thế, nên trẻ khiếm thính gặp rất nhiều bất lợi trong việc học tập, giao tiếp, hòa nhập với xã hội và môi trường bên ngoài.
Dưới đây là một vài khó khăn mà trẻ mắc bệnh khiếm thính có thể gặp phải.
- Khó khăn trong giao tiếp: Điều gây cản trở nhiều nhất đối với trẻ là khó khăn trong việc giao tiếp với người khác, đặc biệt là khi ra ngoài giao tiếp với xã hội. Điều này sẽ có thể ảnh hưởng ít nhiều đến tâm lý của trẻ, sự phát triển về ngôn ngữ, hòa đồng, tương tác xã hội của trẻ. Vì vậy, phụ huynh cần chú ý, quan tâm rèn luyện cho bé giao tiếp bằng ngôn ngữ cơ thể nhiều hơn, để bé tự tin hơn khi giao tiếp bên ngoài.
- Khó khăn trong xử lý thông tin: Trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin, đặc biệt là các thông tin mang tính trừu tượng khó để biểu đạt thông tin cho cả bé và người dạy.
Giao tiếp là khó khăn lớn nhất mà trẻ khiếm thính gặp phải
- Khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức: Trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức, đặc biệt là các môn học có liên quan đến ngôn ngữ, như tiếng Việt, toán, lịch sử,... Việc học của bé sẽ cần nhiều sự nỗ lực từ người dạy hơn, đặc biệt phải sử dụng các phương pháp giáo dục đặc biệt để giúp trẻ khiếm thính có thể tiếp thu các kiến thức ở trường.
- Khó khăn trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa: Trẻ khiếm thính thường gặp khó khăn trong việc tham gia các hoạt động ngoại khóa, đặc biệt là các hoạt động đòi hỏi giao tiếp, như hoạt động nhóm, hoạt động thể thao, thể chất.
Đặc điểm nhận thức của trẻ mắc bệnh khiếm thính
Dưới đây là một số đặc điểm nhận thức đặc biệt của trẻ mắc bệnh khiếm thính
- Khả năng tập trung cao hơn: Trẻ khiếm thính thường có khả năng tập trung cao hơn so với trẻ không bị khiếm thính. Bởi vì họ không bị phân tâm bởi âm thanh xung quanh, trẻ khiếm thính có thể dễ dàng tập trung vào việc mình đang làm hiện tại. Điều này giúp trẻ phát triển khả năng học tập và thành công trong các hoạt động đòi hỏi sự tập trung cao.
- Sự nhạy bén với ngôn ngữ cử chỉ: Trẻ khiếm thính thường có khả năng nhạy bén với ngôn ngữ cử chỉ hơn. Vì họ phải dựa vào giao tiếp phi ngôn ngữ và hình ảnh, trẻ khiếm thính phát triển khả năng đọc hiểu ngôn ngữ cử chỉ nhanh chóng. Điều này giúp trẻ khiếm thính giao tiếp một cách hiệu quả và tạo ra mối quan hệ tốt với người khác.
Trẻ khiếm thính có khả năng xử lý hình ảnh rất tốt
- Sự sáng tạo và khéo léo: Trẻ khiếm thính thường có khả năng sáng tạo và khéo léo cao hơn. Bởi vì bé phải tìm cách thể hiện ý tưởng và ý kiến của mình một cách phi ngôn ngữ, trẻ khiếm thính phát triển khả năng tư duy sáng tạo và tìm ra các phương pháp khác nhau để giải quyết vấn đề.
- Sự nhạy cảm với âm nhạc: Trẻ khiếm thính thường có sự nhạy cảm đặc biệt với âm nhạc. Mặc dù không thể nghe được âm thanh, nhưng trẻ khiếm thính có thể cảm nhận được nhịp điệu và những rung động của âm nhạc thông qua cơ thể và cảm xúc.
- Khả năng xử lý thông tin hình ảnh tốt: Trẻ khiếm thính thường có khả năng xử lý thông tin hình ảnh tốt hơn. Vì họ không dựa vào ngôn ngữ nghe để hiểu thông tin, trẻ khiếm thính phát triển khả năng nhìn và tưởng tượng một cách sắc nét. Điều này giúp trẻ khiếm thính phát triển khả năng tư duy hình ảnh và ghi nhớ thông tin một cách hiệu quả.
Khả năng tư duy của trẻ khiếm thính
Khả năng tư duy của trẻ khiếm thính không khác biệt quá nhiều so với trẻ không khiếm thính. Trẻ khiếm thính có thể phát triển các khả năng tư duy như tưởng tượng, suy luận, giải quyết vấn đề và trí tuệ như bất kỳ trẻ em nào khác. Tuy nhiên, do hạn chế trong việc tiếp nhận thông tin qua âm thanh, trẻ khiếm thính có thể phát triển một số khả năng tư duy khác mạnh hơn để bù đắp.
Dưới đây là một số khả năng tư duy mà trẻ khiếm thính có thể phát triển:
- Tư duy hình ảnh: Do không thể giao tiếp thông thường, trẻ khiếm thính thường phải tự tưởng tượng và tạo ra hình ảnh trong đầu để xử lý và truyền đạt ý nghĩa thông tin. Hình ảnh cũng là cách để trẻ khiếm thính ghi nhớ.
- Tư duy trực quan: Trẻ khiếm thính thường tăng cường khả năng quan sát và nhạy bén với các dấu hiệu phi ngôn từ như hình ảnh, biểu hiện khuôn mặt, cử chỉ tay và ngôn ngữ cơ thể. Nhờ vậy, bé có đủ thời gian để nhận biết quan sát và hiểu ý nghĩa qua các tín hiệu và sử dụng tư duy trực quan để tương tác và giao tiếp.
- Tư duy logic và suy luận: Trẻ khiếm thính cũng có thể phát triển khả năng tư duy logic và suy luận một cách bình thường. Họ có khả năng phân tích thông tin, tìm ra mối quan hệ và rút ra kết luận logic từ các tình huống và vấn đề thông qua hình ảnh, cử chỉ.
- Tư duy sáng tạo: Trẻ khiếm thính có thể phát triển khả năng tư duy sáng tạo cao đối với việc giải quyết vấn đề và tạo ra những ý tưởng mới.
Khả năng quan sát của trẻ khiếm thính cực kỳ nhạy bén
- Tư duy xã hội: Trẻ khiếm thính cũng có khả năng phát triển tư duy xã hội, trong đó bao gồm việc hiểu và đáp ứng đúng cách đối với ngữ cảnh xã hội, nhận ra cảm xúc của người khác và xây dựng mối quan hệ tương tác xã hội.
- Tư duy lạc quan: Trẻ khiếm thính cũng có thể phát triển tư duy lạc quan, tuy nhiên, điều này có thể phụ thuộc vào nhiều yếu tố như sự yêu thương từgia đình, hỗ trợ xã hội và cách giáo dục và đào tạo trẻ tại trường học từ nhỏ. Để bé hoàn toàn có thể tự tin giao tiếp, hòa nhập với mọi người xung quanh.
Kết luận
Bài viết trên, Travycare đã cung cấp cho bạn một vài điểm mạnh của trẻ khiếm thính. Hy vọng rằng bài viết này, sẽ giúp phụ huynh có con đang bị khiếm thính có thể tìm hiểu và hỗ trợ con mình phát triển những điểm mạnh, cũng như giúp em hòa nhập trong cuộc sống tốt hơn.