Top 8 Trò Chơi Cho Trẻ Khiếm Thính Kích Thích Giác Quan

Hoàng Thị Ngọc Bích
Th 4 22/11/2023
Nội dung bài viết

Đối với trẻ khiếm thính, trò chơi không chỉ để giải trí mà còn là một công cụ học tập và phát triển kỹ năng. Việc chọn lựa trò chơi phù hợp có thể giúp trẻ khiếm thính khám phá thế giới xung quanh một cách sáng tạo và nâng cao khả năng giao tiếp và tư duy logic. Hãy cùng Travycare khám phá top 8 thế giới phong phú của trò chơi cho trẻ khiếm thính trong bài viết này.

Lợi ích khi tổ chức trò chơi cho trẻ khiếm thính 

Tổ chức trò chơi cho trẻ khiếm thính mang lại nhiều lợi ích quan trọng. Nó không chỉ tạo ra môi trường giáo dục thú vị, mà còn kích thích sự phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Qua trò chơi, trẻ có cơ hội rèn luyện kỹ năng xã hội, tăng cường khả năng tư duy và xây dựng lòng tự tin.

Ngoài ra, các trò chơi cũng tạo cơ hội cho trẻ khiếm thính thể hiện sự sáng tạo, tinh thần đồng đội, đồng thời giúp trẻ tìm hiểu thế giới xung quanh một cách tích cực và vui vẻ hơn.

Phân loại các trò chơi cho trẻ khiếm thính 

Để trẻ khiếm thính có thể tận hưởng niềm vui và phát triển một cách toàn diện, việc lựa chọn các trò chơi là vô cùng quan trọng. 

Trò chơi phát triển ngôn ngữ cho trẻ 

Trò chơi ngôn ngữ ký hiệu có thể giúp trẻ khiếm thính phát triển kỹ năng ngôn ngữ bằng cách tạo cơ hội giao tiếp và tương tác. Những trò chơi này giúp trẻ khiếm thính làm quen với ngôn ngữ ký hiệu thông dụng và tăng cường khả năng giao tiếp.

Trò chơi phát triển tư duy cho trẻ khiếm thính

Các trò chơi logic và trí tuệ như xếp hình, ghép đôi, sudoku có thể giúp trẻ khiếm thính phát triển tư duy logic và tạo ra cơ hội để trẻ thực hành phân tích, giải quyết vấn đề.

Trò chơi thể thao vận động

Các trò chơi vận động thể thao có thể giúp trẻ khiếm thính tăng cường sức khỏe, phát triển cơ bắp và kỹ năng vận động.

Top 8 trò chơi cho trẻ khiếm thính phổ biến nhất hiện nay 

Trò chơi câu đố đoán  

Trò chơi câu đố đoán

Trò chơi câu đố đoán

Mục đích trò chơi:

Trò chơi “Câu đố đoán” khuyến khích trẻ sử dụng tư duy logic và suy luận để giải quyết câu đố đồng thời phát triển kỹ năng nghiên cứu, tìm hiểu vấn đề.

Chuẩn bị:

Người hướng dẫn chuẩn bị trước các câu đố hoặc câu hỏi đa dạng về nhiều chủ đề khác nhau

Giấy hoặc bảng trắng để ghi lại câu trả lời của trẻ

Cách chơi:

  • Bước 1: Người hướng dẫn đưa ra một câu đố hoặc câu hỏi bằng cách ghi vào giấy cho trẻ
  • Bước 2: Trẻ sẽ cố gắng suy nghĩ và đưa ra câu trả lời 
  • Bước 3: Người hướng dẫn ghi lại câu trả lời của trẻ, sau đó đưa ra đáp án đúng

Trò chiếc túi thần kỳ

Trò chiếc túi thần kỳ

Trò chiếc túi thần kỳ

Mục đích trò chơi:

Trò chơi “chiếc túi thần kỳ’’ là một trò chơi cho trẻ khiếm thính giúp trẻ phát triển khả năng sử dụng ngôn ngữ, vốn từ vựng và kỹ năng miêu tả. Ngoài ra, trò chơi còn thúc đẩy trí tưởng tượng, khả năng tư duy và sắp xếp của trẻ.

Chuẩn bị: 

1 chiếc túi

1 chiếc bịt mắt cho trẻ

Các đồ chơi đa dạng như dụng cụ nấu bếp(rau củ, hoa quả, bát, thìa, đĩa…), bóng, quả cầu, búp bê….

Cách chơi:

  • Bước 1: Người hướng dẫn cho đồ chơi đã chuẩn bị trước vào trong túi rồi buộc lại
  • Bước 2: Dùng bịt mắt che mắt trẻ lại
  • Bước 3: Người hướng dẫn hướng dẫn trẻ cho tay vào chiếc túi và miêu tả đồ vật mà trẻ sờ thấy, sau đó đoán tên đồ vật đó
  • Bước 4: Khi trẻ đoán đúng tên đồ vật, trẻ được yêu cầu bỏ đồ vật đó ra ngoài

Xem ai gọi nhanh 

Trò chơi Xem ai gọi nhanh

Trò chơi "Xem ai gọi nhanh"

Mục đích trò chơi:

Trò chơi cho trẻ khiếm thính “Xem ai gọi nhanh” giúp trẻ phát triển khả năng quan sát, mở rộng vốn từ vựng và khả năng ghi nhớ cũng như rèn luyện cho trẻ phản ứng nhanh nhạy.

Chuẩn bị: 

Người hướng dẫn chuẩn bị trước bộ tranh động vật hoặc đồ vật phong phú để trò chơi trở nên đa dạng và thú vị

Cách chơi:

  • Bước 1: Người hướng dẫn giới thiệu từng bức tranh cho trẻ và hỏi trẻ "Đây là cái gì?"
  • Bước 2: Trẻ cần nhanh chóng gọi tên đối tượng trong tranh mà mình nhìn thấy
  • Bước 3: Lập lại trình tự với trẻ cho đến khi kết thúc trò chơi

Trò thông minh, nhanh trí 

Trò thông minh, nhanh trí

Trò thông minh, nhanh trí

Mục đích trò chơi:

Trò chơi thông minh nhanh trí giúp trẻ phát triển khả năng ghi nhớ, tập trung và phản xạ nhanh nhạy thông qua việc nhận biết và gọi tên các đối tượng trong tranh.

Chuẩn bị: 

1 bảng nam châm và các hình ảnh các con vật

Tranh vẽ một khu rừng hoặc môi trường tự nhiên phong phú với đủ hình ảnh các con vật

Cách chơi:

  • Bước 1: Trẻ sẽ được cho quan sát bức tranh và hình ảnh các con vật trong vòng 1-2 phút
  • Bước 2: Sau đó, người hướng dẫn sẽ che bức tranh đi và yêu cầu trẻ nhớ lại và kể tên các con vật có trong tranh
  • Bước 3: Khi trẻ kể tên một con vật, người hướng dẫn sẽ gắn hình ảnh của con vật đó lên bảng nam châm
  • Bước 4: Người hướng dẫn sẽ lật tranh và cho trẻ gọi tên các con vật trong bức tranh để kiểm tra kỹ năng và khả năng nhớ của trẻ

Trò đếm bộ phận cơ thể 

Trò đếm bộ phận cơ thể

Trò đếm bộ phận cơ thể

Mục đích trò chơi:

Trò chơi cho trẻ khiếm thính “ đếm bộ phận trên cơ thể”giúp trẻ làm quen với các khái niệm số lượng, các phép đếm cơ bản và rèn tính kiên nhẫn, sự tập trung cho trẻ.

Chuẩn bị:

Không cần chuẩn bị đặc biệt, chỉ cần người hướng dẫn và trẻ cùng tham gia.

Cách chơi:

Người hướng dẫn hướng dẫn bé đếm số lượng của từng bộ phận trên cơ thể. 

Ví dụ: Người hướng dẫn hỏi bé: “Có mấy bàn tay?’’, sau đó cả hai đếm: “Một, hai” và nói “ Có hai bàn tay”. Cả hai cùng làm tương tự với các bộ phận khác trên cơ thể.

Lúc đầu người hướng dẫn sẽ đếm trước để bé đếm theo. Sau đó sẽ cho bé tự đếm.

Khi đếm ngón tay và ngón chân, nên hướng dẫn bé đếm lần lượt theo thứ chiều từ trái sang phải (hoặc ngược lại) để bé không bị nhầm.

Trò chơi tập làm ca sĩ 

Trò tập làm ca sĩ

Trò tập làm ca sĩ

Mục đích trò chơi:

Trò chơi cho trẻ khiếm thính tập làm ca sĩ cho trẻ khiếm thính là một cách tuyệt vời để khuyến khích trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp, và tự tin trong việc diễn đạt cảm xúc thông qua âm nhạc và lời bài hát. Ngoài ra, trò chơi còn tạo ra cơ hội tương tác tích cực giữa trẻ và người chăm sóc, thúc đẩy sự gần gũi và tạo niềm vui trong quá trình học tập.  

Chuẩn bị: 

Để chuẩn bị cho trò chơi này, cần chuẩn bị một danh sách các bài hát có lời nhạc rõ ràng và dễ hát theo. Nên chọn những bài hát quen thuộc mà trẻ yêu thích.

Cách chơi: 

Người hướng dẫn chọn một bài hát, sau đó hướng dẫn trẻ cách diễn đạt những biểu ngữ ngôn ngữ ký hiệu hoặc cử chỉ tương ứng với nội dung của bài hát

Có thể sử dụng cử chỉ tay, thể hiện qua biểu cảm khuôn mặt, hình minh họa

Trò chơi đôi bàn tay

Trò chơi đôi bàn tay

Trò chơi đôi bàn tay

Mục đích trò chơi:

Trò chơi "Đôi bàn tay" mang lại nhiều lợi ích phát triển cho trẻ như giúp trẻ phát triển trí tưởng tượng sáng tạo và đồng thời tạo ra cơ hội tương tác tuyệt vời giữa bé và những người xung quanh. 

Chuẩn bị: 

Người hướng dẫn chuẩn bị trước một số động tác đơn giản để làm mẫu cho trẻ

Địa điểm là nơi phòng tối và có đèn chiếu

Cách chơi:

Đầu tiên, người hướng dẫn và trẻ ngồi đối diện nhau.  

Tiếp theo, người hướng dẫn dùng tay để tạo hình những con vật như con gà, con lợn, con thỏ, con chó, con chim… để bóng của những con vật đó in trên tường

Sau đó, người hướng dẫn để bé thực hành theo

Trò chơi đồng hồ tích tắc 

Trò chơi đồng hồ tích tắc

Trò chơi đồng hồ tích tắc

Mục đích trò chơi:

Trò chơi đồng hồ tích tắc không chỉ giúp trẻ luyện phát âm, phản xạ, vận động theo nhịp điệu mà còn giúp trẻ làm quen với chiếc đồng hồ cũng như quy luật hoạt động của nó.

Cách chơi:

Bước 1: Người hướng dẫn chỉ cho bé cách đưa hai tay cầm lấy 2 vành tai của bé

Bước 2: Người hướng dẫn và bé cùng nói "Tích" và cùng nghiêng người về bên phải, nói "Tắc" đồng thời nghiêng người về bên trái. Sau đó, cả hai cùng nói liên tục "Tích tắc, tích tắc" và nghiêng người liên tục sang phải - trái.

Bước 3: Người hướng dẫn và bé cùng nói "Đồng hồ tích tắc" và đồng thời nghiêng người sang cả hai phía phải và trái theo nhịp để giúp bé nói được câu dài hơn.

Bước 4: Cả hai cùng đọc thơ: 

“Tích tắc tích tắc

Đồng hồ quả lắc

Kim ngắn chỉ giờ

Kim dài chỉ phút

Tích tắc tích tắc”

Lời kết

Trò chơi cho trẻ khiếm thính không chỉ là những phút giây giải trí, mà còn là cầu nối đến thế giới đầy màu sắc của học hỏi và phát triển. Hãy cùng xây dựng những kí ức đẹp và khám phá tiềm năng vô tận trong mỗi trò chơi, để trẻ khiếm thính có thể bay cao và tỏa sáng trong cuộc sống của mình.

Nội dung bài viết
Thu gọn