Tìm hiểu cách đo thính lực đồ đơn âm
Vân Vân
Th 6 29/12/2023
Nội dung bài viết
Khi tai bạn gặp phải các hiện tượng như đau nhức hoặc không nghe rõ có thể là những dấu hiệu cho thấy thính giác của bạn đang gặp vấn đề. Vậy kiểm tra thính giác bằng cách nào? Trong thời đại công nghệ hiện đại có rất nhiều cách kiểm tra thính giác an toàn nhưng thực hiện đo thính lực đồ đơn âm là cách đơn giản và hiệu quả nhất. Hãy cùng Travycare đọc hết bài viết này để hiểu rõ hơn về đo thính lực đồ đơn âm bạn nhé!
Đo thính lực đồ đơn âm là gì?
Đo thính lực đồ đơn âm là gì?
Đo thính lực đồ đơn âm được biết đến là một trong những kỹ thuật kiểm tra thính giác đơn giản và hiện đại nhất hiện nay giúp các chuyên gia xác định được khả năng nghe của một người với nhiều mức tần số khác nhau ở trong một không gian yên tĩnh. Kết quả đo thính lực đồ đơn âm được thể hiện dưới dạng biểu đồ. Với mỗi dạng biểu đồ khác nhau của mỗi người bác sĩ có thể dựa vào đó để có thể định hướng và can thiệp vào khả năng nghe của bệnh nhận giúp bệnh nhân có thể nghe rõ hơn từ đó có thể cải thiện cuộc sống dễ dàng.
Tại sao cần kiểm tra thính lực đồ đơn âm?
Kiểm tra thính lực đồ đơn âm là một quy trình quan trọng có thể đánh giá và chẩn đoán tình trạng khiếm thính của một người. Khi thực hiện kiểm tra thính lực đồ đơn âm sẽ giúp bạn:
Đánh giá được ngưỡng nghe âm thanh nhất định để chẩn đoán và đưa ra kết luận về mức độ suy giảm thính lực từ đó có thể đưa ra những giải pháp điều trị sớm nhất.
Kiểm tra thính lực đơn âm sẽ giúp chúng ta phân biệt và xác định được bản thân đang mắc bệnh khiếm thính ở mức độ nào, bao gồm 3 mức độ chính: nghe kém dẫn truyền, nghe kém tiếp nhận và nghe kém hỗn hợp.
Có thể nhận được những tư vấn tận tâm nhất can thiệp cải thiện để bảo toàn khả năng nghe cho bản thân. Đánh giá được thiết bị hoặc phương pháp nào có thể phù hợp với mức độ khiếm thính như sử dụng máy trợ thính hoặc phẫu thuật.
Những đối tượng cần đo thính lực đồ đơn âm
Những đối tượng cần đo thính lực đồ đơn âm
Đo thính lực đơn âm có thể được thực hiện trong bài kiểm tra sức khỏe định kỳ để đánh giá khả năng nghe của một người, đặc biệt là đối với những người làm việc hoặc sinh sống trong môi trường ồn ào. Nó cũng được chỉ định khi bệnh nhân có các dấu hiệu của suy giảm thính lực hoặc gặp phải các triệu chứng tai như ù tai, chóng mặt, tiếp xúc với tiếng ồn lớn hoặc chất độc tai (ototoxicity).
Tuy nhiên, đo thính lực đơn âm thường không được sử dụng cho trẻ em quá nhỏ vì chúng thường không thể hợp tác trong quá trình kiểm tra. Ngoài ra, cũng có một số trường hợp bệnh lý khiến người bệnh không thể thực hiện kỹ thuật đo thính lực đơn âm này.
Cách đo thính lực đồ đơn âm
Đo thính lực đơn âm là một phương pháp kiểm tra thính lực hiện đại bao gồm 2 quá trình là đo dẫn truyền đơn âm đường khí và đo dẫn truyền đơn âm đường xương. Dựa vào thăm khám sơ bộ có thể quyết định nên đo thính lực đơn âm theo loại nào.
Cách đo thính lực đồ đơn âm
Đo dẫn truyền đơn âm đường khí
Nên đặt chụp tai chính xác và kiểm tra xem vị trí chụp tai đã chính xác hay chưa đồng thời đảm bảo rằng không được đè lên tóc hoặc có các vật cản trở quá trình kiểm tra.
Hướng dẫn bệnh nhân nghe và phản hồi theo quy tắc giúp đảm bảo độ chính xác trong việc đánh giá. Quy tắc này sẽ được áp dụng tùy theo mức độ âm sắc và cường độ khác nhau. Bệnh nhân cần phản hồi để giúp chuyên gia chẩn đoán đưa ra nhận định chính xác nhất.
Dựa trên kết quả thăm khám sơ bộ ban đầu và tiến hành thực hiện với tai có tình trạng nghe tốt hơn trước. Trong trường hợp cả 2 tai đều có vấn đề thì nên thực hiện kiểm tra và chụp tai bên phải trước.
Thực hiện ghi lại ngưỡng thính lực đơn âm tại tần số 1000Hz và tiếp tục đo ở các tần số khác. Sau đó, ghi chép ngưỡng thính lực đơn âm trung bình, được tính bằng trung bình của 3 ngưỡng tại 3 tần số là 500Hz, 1000Hz và 2000Hz. Để đảm bảo độ chính xác, sự chênh lệch giữa ngưỡng thính lực đơn âm và ngưỡng phân biệt lời nói không được vượt quá ± 10dB. Nếu hai kết quả này khác nhau, ta sẽ sử dụng trung bình của hai tần số (tức là trung bình của hai kết quả tốt nhất từ ba tần số đã đo). Nếu kết quả vẫn khác nhau, ta sẽ thử lại đo ngưỡng phân biệt lời nói.
Nếu có sự chênh lệch từ 40dB trở lên giữa mức ngưỡng nghe ở cùng một tần số, cần tiến hành kiểm tra ù tai để tìm hiểu nguyên nhân gây ra chênh lệch này.
Nếu mức ngưỡng nghe qua đường khí lớn hơn 10dB, cần thực hiện đo dẫn truyền qua đường xương để đánh giá thính giác qua con đường này.
Đo dẫn truyền đơn âm đường xương
Đặt đầu rung ở vị trí xương chũm trên da, tránh va chạm với vành tai và đảm bảo không có tóc dính vào giữa đầu rung và da để có thể mang lại kết quả tốt nhất.
Tiến hành đo tương tự như đo đơn âm đường khí, nhưng chỉ cần đo ngưỡng thính lực đơn âm ở các tần số 1000Hz, 2000Hz, 3000Hz, 4000Hz, 500Hz và 250Hz.
Mức chênh lệch giữa ngưỡng thính lực qua đường khí và đường xương không vượt quá 10dB ở cùng một tần số.
Nếu khoảng cách giữa ngưỡng thính lực qua đường khí và đường xương vượt quá 15dB hoặc hơn, cần tiến hành kiểm tra ù để loại trừ sự ảnh hưởng của tai đối diện.
Các phép đo thính lực đơn âm khác
Các phép đo thính lực đơn âm khác
Đo nhĩ lượng: Là một phương pháp để kiểm tra độ thông thoáng, áp suất, độ dốc và thể tích của ống tai, nhằm đánh giá tình trạng của hệ thống tai giữa. Phép đo này cũng giúp đánh giá độ nhạy và hoạt động của chuỗi xương con. Ngoài ra, việc kiểm tra độ thông của vòi nhĩ cũng cho phép đánh giá tình trạng của màng nhĩ.
Đo âm ốc tai: Là một phương pháp đo tầm soát khả năng nghe thường áp dụng cho những đối tượng là trẻ sơ sinh nhằm xác định hệ thống ốc tai có bị tổn thương hay không để có những giải pháp sớm nhất.
Đo thính lực ABR: Đo điện kích gợi thính giác thân não, còn được gọi là phép đo khách quan, là một phương pháp được sử dụng đặc biệt cho trẻ nhỏ dưới 2 tuổi hoặc những người không thể tham gia vào quá trình đo chủ quan.
Cách đọc kết quả đo thính lực đơn âm
Sau khi thực hiện kiểm tra đo thính lực đơn âm sẽ cho cho ra kết quả dựa trên biểu đồ sẽ có đánh giá tổng quan về khả năng nghe của người bệnh:
Mức độ mất thính giác | Ngưỡng nghe |
Bình thường | 0-25 db |
Nhẹ | 26-40 db |
Trung bình | 41-55 db |
Trung bình nặng | 56-70 db |
Nặng | 71-90 db |
Sâu | 90 db trở lên |
Dựa vào kết quả mức độ mất thính giá sẽ có những biện pháp cải thiện phù hợp với từng đối tượng khác nhau.
Quy trình đo thính lực đơn âm của Bộ Y Tế
Quy trình đo thính lực đơn âm của Bộ Y Tế
Để đánh giá toàn diện và chính xác, quá trình đo thính lực cần được tiến hành trong một phòng đo thính lực. Quy trình đo thính lực đơn âm được thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị và kiểm tra thiết bị đo. Trước khi tiến hành đo, cần thử nghiệm loa để đánh giá sơ bộ chất lượng tai nghe của bệnh nhân và sau đó tiến hành đo thính lực cho tai đó.
Bước 2: Bệnh nhân được khám tai và lấy ráy tai (nếu cần). Nếu có máy trợ thính hoặc các dụng cụ gây vướng, cần tháo bỏ chúng trước khi lắp thiết bị đo.
Bước 3: Hướng dẫn bệnh nhân ngồi yên, không giơ tay, không nói chuyện và tạo môi trường yên tĩnh. Đeo tai nghe headphone hoặc tai nghe nút vào tai cho bệnh nhân.
Bước 4: Thực hiện đo thính lực đơn âm theo cài đặt của máy. Đo từng bên tai một để có kết quả chính xác nhất.
Bước 5: Đánh giá kết quả dựa trên thính lực đồ và các phương pháp chuyên môn.
Ký hiệu cơ bản của thính lực đồ đơn âm
Trên thính lực đồ, có nhiều ký hiệu được sử dụng, đa số tuân theo bộ ký hiệu tiêu chuẩn (ASHA, 1990). Những ký hiệu này được dùng để đánh dấu và mô tả chi tiết về khả năng nghe của bệnh nhân
Dưới đây là một số ký hiệu cơ bản trong thính lực đồ đơn âm:
Ký hiệu | Chú thích |
X | Ngưỡng dẫn truyền khí bên trái |
O | Ngưỡng dẫn truyền khí bên phải |
> | Ngưỡng dẫn truyền xương không làm ù bên trái |
< | Ngưỡng dẫn truyền xương không làm ù bên phải |
] | Ngưỡng dẫn truyền xương có làm ù bên trái |
ThemeSyntaxError[Illegal template name snippet_code] Nội dung bài viết
|