Tại sao trẻ bị câm điếc bẩm sinh

Đỗ Hương
CN 05/11/2023
Nội dung bài viết

Theo số liệu thống kê của Tổng cục dân số thì trung bình mỗi năm Việt Nam sẽ có khoảng 1,4-1,5 triệu trẻ được ra đời, tỷ lệ trẻ câm điếc là 0,3%-0,5%. Như vậy, mỗi năm nước ta có thêm 5000 trẻ câm điếc trong khoảng hơn 1 triệu trẻ được sinh ra. Đây là một con số đáng báo động để bất cứ gia đình nào cũng cần lưu tâm. Vậy nên cha mẹ cần phải hiểu rõ, tại sao trẻ bị câm điếc bẩm sinh và biện pháp phòng ngừa như nào? Hãy cùng Travycare tìm hiểu!

Trẻ bị câm điếc bẩm sinh có những dấu hiệu nào?

Trẻ bị câm điếc bẩm sinh có những dấu hiệu nào?

Câm điếc bẩm sinh ở trẻ em là gì?

Câm điếc bẩm sinh ở trẻ em là tình trạng trẻ mất hoàn toàn khả năng nghe và nói ngay từ khi sinh ra. Tình trạng này xảy ra khi khả năng của tai chuyển đổi năng lượng cơ học rung động âm thanh thành năng lượng điện của các xung thần kinh bị suy giảm. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ mắc bệnh bị câm điếc bẩm sinh là gì? 

Câm điếc bẩm sinh không giống với các bệnh dị tật bẩm sinh khác, ta có thể quan sát bằng mắt thường. Do vậy, nếu không chú ý nhiều người sẽ không phát hiện con mình bị câm điếc bẩm sinh. Nên ba mẹ sẽ cần nắm vững một số dấu hiệu của trẻ câm điếc bẩm sinh qua từng giai đoạn sau: 

  • Trẻ sơ sinh: Ở giai đoạn này, chúng ta dựa vào phản xạ nghe và cử động của trẻ. Trẻ bị điếc tai sẽ không có 1 chút phản ứng nào hết như: chớp mắt, khóc, cử động tay chân và giật mình khi có tiếng động. 

  • Từ vài tháng đến 1 tuổi: Đối với những đứa trẻ bình thường trong giai đoạn này sẽ chú ý nhìn, quay đầu theo hướng phát ra âm thanh rồi cười tíu tít. Trong một vài trường hợp, âm thanh quá to khiến trẻ bị giật mình và quấy khóc, còn những trẻ bị câm điếc bẩm sinh không có phản xạ này.

  • Trẻ từ 1-3 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ bắt đầu tập nói từ những lời đơn giản và hiểu được lời nói của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ bị câm điếc bẩm sinh không thể nói chuyện và phản ứng trước lời nói của mọi người xung quanh.

  • Trẻ trên 3 tuổi: Lúc này, biểu hiện của trẻ câm điếc rõ ràng hơn, trẻ không thể nghe được âm thanh, cũng không thể nói được. 

Như vậy, ba mẹ và người chăm sóc cần quan sát, chú ý thật kỹ các biểu hiện của con. Nếu phát hiện con có một trong những dấu hiệu kia, hãy cho con đi khám càng sớm càng tốt và điều trị sớm sẽ giúp trẻ cứu được thính lực, để trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường.

Tại sao trẻ bị câm điếc bẩm sinh?

Trẻ bị câm điếc bẩm sinh xuất phát từ rất nhiều lý do khác nhau. Biết được lý do tại sao gây ra câm điếc sẽ giúp ba mẹ có biện pháp phòng tránh từ sớm cho các con. Dưới đây, là một số nguyên nhân phổ biến gây câm điếc ở trẻ bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Trẻ bị câm điếc do được di truyền từ đời bố mẹ sang đời con chiếm khoảng 75%-80% gen lặn và 20%-25% gen trội. Để biết chính xác khả năng di truyền ở trẻ, bố mẹ nên xét nghiệm đột biến gen gây câm điếc ở trẻ, từ đó bác sĩ sẽ đưa phương pháp trị liệu hợp lý nhất cho trẻ. 

  • Sinh non: Đây là nguyên nhân phổ biến gây câm điếc cho trẻ. Theo lý giải của bác sĩ, một số cơ quan của trẻ sinh non chưa được phát triển toàn diện, nên trong đó cơ quan thính giác bị ảnh hưởng.

  • Mẹ bị nhiễm trùng khi mang thai: Khi mang thai, hệ thống miễn dịch của người mẹ hoạt động rất nhiều, để bảo vệ cho cả người mẹ và thai nhi. Từ đó, người mẹ rất dễ bị nhiễm một số virus gây câm điếc cho bẩm sinh ở trẻ như: Rubella, Cytomegalo, Herpes…

  • Bệnh viêm màng não: Bệnh này cực kỳ nguy hiểm và gây ra biến chứng nặng nề ở trẻ. Viêm màng não gây viêm thần kinh số 8 hoặc viêm cấu trúc tai giữa, dẫn đến tình trạng điếc bẩm sinh ở trẻ.

  • Viêm tai giữa: Hầu hết, bệnh này xuất hiện nhiều ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tỷ lệ 80% trẻ bị viêm tai giữa, một năm tái lại ít nhất 3 lần. Nếu nhiễm trùng tai bị nặng ở mức báo động và tái đi tái lại có thể gây mất thính giác vĩnh viễn ở trẻ. 

Ngoài những nguyên nhân trên ra, trẻ bị câm điếc bẩm sinh còn xảy ra khi người mẹ sử dụng các loại thuốc có hại cho thai nhi hoặc sử dụng các chất kích thích như rượu, thuốc phiện, thuốc lá trong quá trình mang thai. 

Rào cản khi trẻ mắc bệnh câm điếc bẩm sinh

Bị bệnh câm điếc bẩm sinh là một điều thiệt thòi rất lớn đối với trẻ. Dẫn đến trẻ có nhiều rào cản trong cuộc sống và sinh hoạt hàng ngày. Trẻ không thể nghe được lời nói của bố mẹ, cũng không thể nói để đáp lại bố mẹ. Có lẽ, rào cản lớn nhất của trẻ câm điếc bẩm sinh chính là mất khả năng ngôn ngữ, khó có thể giao tiếp, kết bạn với mọi người xung quanh. Trẻ bị hạn chế khả năng bộc lộ cảm xúc và chậm phát triển về trí tuệ. Bên cạnh đó, trẻ sẽ thu mình lại vào một thế giới chỉ riêng mình, tự cô lập và không muốn tiếp xúc với bất kỳ ai. Để tránh điều đó, không thể xảy ra, ba mẹ cần can thiệp sớm, cho con đi khám để con có thể cải thiện thính lực, nghe được lời nói của ba mẹ và cảm nhận được sự yêu thương của ba mẹ dành cho con. 

Trẻ câm điếc bẩm sinh có biết không?

Trẻ câm điếc bẩm sinh có biết khóc không? 

Trẻ em bị câm điếc có biết khóc hay không?

Đối với những đứa trẻ bình thường, có thể nói để biểu đạt cảm xúc vui, buồn, tức giận. Nhưng với những đứa trẻ bị câm điếc không thể nói được, nên chỉ có thể khóc để bày tỏ hết cảm xúc.

Trẻ em bị câm điếc có thể biết khóc như bất kỳ trẻ em khác. Khóc là một cách trẻ thể hiện cảm xúc, bất kể họ có khả năng nói hay không. Khóc có thể là một cách để trẻ thể hiện sự đau đớn, cảm thấy không thoải mái, đói, buồn, hoặc bất kỳ cảm xúc nào khác. Trong trường hợp trẻ câm điếc, trẻ sẽ thường dùng các biểu hiện khác để thể hiện cảm xúc của mình như:  biểu đạt khuôn mặt, cử chỉ cơ thể, hoặc âm thanh không phải là lời nói. Mặc dù trẻ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng lời nói để thể hiện cảm xúc, nhưng khóc vẫn là một phản ứng tự nhiên của trẻ khi cảm thấy cần thể hiện sự không hài lòng hoặc đau đớn.

Cách biện pháp phòng ngừa bệnh câm điếc ở trẻ em

Cách biện pháp phòng ngừa bệnh câm điếc ở trẻ em 

Biện pháp phòng ngừa câm điếc ở trẻ em

Để có thể phòng ngừa bệnh câm điếc ở trẻ em, ba mẹ cần chú ý đến 5 biện pháp sau: 

Khám sàng lọc

Việc phát hiện trẻ bị câm điếc bẩm sinh muộn sẽ làm ảnh hưởng rất lớn đến việc nghe của bé sau này. Thế nên, khi còn nhỏ, ba mẹ nên cho con đi khám sàng lọc thính giác để giúp con có cơ hội được nghe thấy âm thanh trong cuộc sống. 

Hiện nay, có 2 phương pháp sàng lọc khiếm thính được sử dụng nhiều nhất ba mẹ có thể tham khảo, đó là đo lường âm thanh thoát ra từ ốc tai OAE và đo  điện lực thính giác thân não ABR. Cả hai phương pháp này đều nhanh tầm 5-10 phút, không khiến trẻ đau và thực hiện trong khi bé ngủ. Nếu trẻ vượt qua được thử nghiệm ngay lần đầu thì thính lực trẻ bình thường. Nhưng nếu không vượt qua, trẻ câm điếc bẩm sinh sẽ được hỗ trợ thính lực bằng cách sử dụng máy trợ thính và cấy ốc tai điện tử. 

Tiêm chủng 

Để phòng ngừa trước khi mang thai, các mẹ cần phải tiêm 4 mũi vacxin sau để con được khỏe mạnh và không có nhiều bệnh tật và bị bệnh câm điếc: 

  • Tiêm phòng cảm cúm: mũi tiêm phòng này giúp bảo vệ bản thân mẹ tránh khỏi bệnh cảm cúm và ngăn ngừa các biến chứng thai kỳ do cúm gây ra. Đồng thời, giảm khả năng người mẹ sinh non trước tuần 37 thai kỳ và giảm nguy cơ trẻ mắc các bệnh dị tật bẩm sinh.

  • Tiêm phòng HPV: Đây là mũi tiêm rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe cho cả mẹ và bé. Theo nghiên cứu, HPV là bệnh lây truyền qua đường tình dục, nên nếu mẹ nhiễm virus HPV trước khi mang bầu thì khả năng trẻ mắc các dị tật bẩm sinh nặng và có nguy cơ tử vong ở thai nhi. 

  • Tiêm phòng MMR ( Sởi, quai bị và rubella): MMR là mũi 3 trong 1 rất quan trọng cho mẹ trước khi mang bầu, chống dị tật thai nhi ở con và nguy hại sức khỏe cho chính mẹ. Theo ý kiến của bác sĩ, bệnh rubella là một bệnh gây hại nghiêm trọng như: sẩy thai, thai chết lưu, sinh non. Nếu không tiêm mũi này, trẻ sinh ra sẽ bị chậm nói, chậm phát triển trí tuệ, dị tật tim, điếc tai và các cơ quan hoạt động kém. 

  • Tiêm phòng viêm màng não: Viêm màng não là căn bệnh vô cùng nguy hiểm, gây ra biến chứng câm điếc, mù, động kinh, trí nhớ kém.Vậy nên mũi này cực kỳ quan trọng để phòng bệnh câm điếc ở trẻ. Mẹ cần lưu ý tiêm nhé!

Kiểm tra sức khỏe định kỳ 

Việc kiểm tra sức khỏe định kỳ có lợi ích rất lớn cho mẹ bầu và trẻ nhỏ:

  • Phát hiện sớm các bệnh như: dị tật bẩm sinh, không có tim thai hay có thai ngoài tử cung, để có biện pháp can thiệp sớm nhất.

  • Theo dõi được sự phát triển của thai nhi và cân bằng dinh dưỡng cho mẹ và trẻ.

Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tư vấn cho mẹ về chế độ dinh dưỡng hàng ngày, nên ăn gì, tránh thực phẩm nào để đảm bảo thai nhi được phát triển cách tốt nhất. Tỷ lệ trẻ mắc bệnh câm điếc cũng sẽ giảm đi nhiều. 

Hạn chế chấn thương đầu ảnh hưởng đến âm thanh 

Việc chấn thương đầu thường gây mệt mỏi, ù đầu, ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. Do đó, thính lực sẽ nhạy cảm và bị tổn thương nặng, dẫn đến nguy cơ mất thính lực vĩnh viễn. Đồng nghĩa mất thính lực sẽ mất cả khả năng nói. Vậy nên cần hạn chế chấn thương vùng đầu tránh ảnh hưởng đến bộ phận nghe âm thanh. Nếu triệu chứng trên không thuyên giảm, hãy đi khám bác sĩ sớm, để bác sĩ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp, sớm lấy lại thính lực. 

Chế độ dinh dưỡng 

Câm điếc bẩm sinh chủ yếu là do các nguyên nhân trong thai kỳ gây ra. Vì thế, mẹ bầu cần chú ý chăm sóc tốt cho thai nhi, ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, nghỉ ngơi nhiều và đặc biệt tránh các loại thuộc gây hại cho thai nhi hoặc các chất kích thích. 

Kết luận

Hy vọng, bài viết này của Travycare giúp cho cha mẹ hiểu tại sao trẻ bị câm điếc bẩm sinh và cách phòng ngừa. Nếu ba mẹ có con bị câm điếc bẩm sinh hãy cho con đi sàng lọc sơ sinh, sàng lọc thính giác sớm, để bác sĩ chẩn đoán và điều trị tình trạng cho con, giúp con có đôi tai khỏe mạnh, nghe được âm thanh của cuộc sống. 

 

Nội dung bài viết
Thu gọn