Bật mí Những khó khăn của trẻ khiếm thính thường gặp

Vân Vân
Th 6 10/11/2023
Nội dung bài viết

Bài viết này Travycare sẽ cung cấp cho bạn những khó khăn của trẻ khiếm thính gặp phải. Từ đó, giúp bạn đọc có thể tìm ra được phương pháp hỗ trợ trẻ phù hợp nhất.

Đặc điểm của trẻ khi mắc bệnh khiếm thính 

Đặc điểm về ngôn ngữ giao tiếp của trẻ khiếm thính 

  • Khả năng phát triển, nhận biết ngôn ngữ chậm hơn trẻ bình thường.
  • Bé có thể gặp khó khăn trong việc phát âm, hiểu ngôn ngữ nói, và sử dụng ngôn ngữ viết.
  • Các phương tiện giao tiếp thay thế, trẻ khiếm thính có thể sử dụng, chẳng hạn như ngôn ngữ ký hiệu, đọc môi, hoặc máy trợ thính.

Trẻ khiếm thính dùng ngôn ngữ ký hiểu để giao tiếp

Trẻ khiếm thính dùng ngôn ngữ ký hiểu để giao tiếp

Đặc điểm sử dụng các phương tiện trong giao tiếp của trẻ 

  • Trẻ khiếm thính có thể sử dụng các phương tiện giao tiếp thay thế, chẳng hạn như:
  • Ngôn ngữ ký hiệu: Ngôn ngữ ký hiệu là một hệ thống ký hiệu tay được sử dụng để biểu thị các từ, cụm từ và câu, số.
  • Máy trợ thính: Máy trợ thính là thiết bị điện tử giúp khuếch đại âm thanh, giúp người khiếm thính nghe được âm thanh rõ ràng hơn. 

Những khó khăn của trẻ khiếm thính 

Trẻ khiếm thính gặp phải nhiều bất lợi trong cuộc sống hằng ngày, dưới đây là một vài khó khăn mà trẻ thường xuyên gặp phải:

Vấn đề giao tiếp 

Giao tiếp là một trong những nhu cầu thiết yếu diễn ra hằng ngày của mỗi người. Bị khiếm thính sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp nhận và xử lý thông tin từ môi trường xung quanh, đặc biệt là thông tin bằng ngôn ngữ nói. Các vấn đề về giao tiếp mà bé có thể gặp phải:

  • Khó khăn trong việc hiểu và đáp ứng các yêu cầu của người khác
  • Khó khăn để biểu đạt nhu cầu của bản thân
  • Khó khăn trong việc tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội
  • Khó khăn trong việc xây dựng các mối quan hệ bạn bè

Vấn đề học tập 

Học tập là một quá trình cần có sự tiếp thu thông tin từ môi trường xung quanh. Trẻ gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức từ giáo viên và bạn bè, đặc biệt là những kiến thức được truyền đạt bằng ngôn ngữ nói. Các vấn đề về học tập mà bé có thể gặp phải:

  • Khó khăn trong việc tham gia các hoạt động học tập nhóm, trao đổi với thầy cô, bạn bè
  • Khó tiếp cận với lượng kiến thức đa dạng từ nhiều nguồn khác nhau
  • Khó khăn trong việc theo kịp bài giảng của giáo viên
  • Khó khăn trong việc hiểu và làm các bài tập thực hành

Việc tiếp thu kiến thức có thể là trở ngại của trẻ

Việc tiếp thu kiến thức có thể là trở ngại của trẻ

Các hoạt động xã hội 

Ngoài ra, bé cũng dễ gặp khó khăn khitham gia các hoạt động xã hội, đặc biệt là các hoạt động đòi hỏi khả năng giao tiếp cao.Các vấn đề khi tham gia các hoạt động xã hội mà bé có thể gặp phải:

  • Khó khăn trong việc tham gia các hoạt động vui chơi giải trí
  • Khó khăn trong việc tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật
  • Khó khăn trong việc tham gia các hoạt động thể thao
  • Khó khăn trong việc chơi, giải trí cùng bạn bè

Vấn đề về tâm lý

Việc không nghe được, mang lại nhiều bất lợi cho bé, vì vậy, điều này cũng có thể gây ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ. Các vấn đề tâm lý mà bé thường gặp:

  • Bé sẽ dễ có cảm giác cô đơn, lạc lõng vì khó giao tiếp với mọi người
  • Cảm giác tự ti, mặc cảm vì mình khác biệt, không như các bạn khác
  • Khó khăn trong việc kiểm soát cảm xúc 

Thách thức khi tìm việc làm 

Khiếm thính có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc tìm việc làm, đặc biệt là những công việc đòi hỏi khả năng giao tiếp cao. Ngoài ra, việc bị khiếm thính cũng gây bất lợi cho trẻ trong việc học những kiến thức chuyên sâu, đại học. Các thách thức về việc làm có thể gặp phải:

  • Khó khăn trong việc tiếp cận các cơ hội việc có đãi ngộ tốt, công việc tri thức cao.
  • Khó khăn trong việc đáp ứng các yêu cầu từ nhà tuyển dụng

Các phương pháp cải thiện tình trạng khiếm thính cho trẻ 

Dưới đây là những phương pháp phổ biến giúp cải thiện tình trạng khiếm thính của trẻ:

Đeo máy trợ thính

Đeo máy trợ thính là phương pháp phổ biến nhất để cải thiện tình trạng khiếm thính cho trẻ. Máy trợ thính giúp khuếch đại âm thanh, giúp trẻ nghe được tốt hơn, từ đó thiện được khả năng nghe, tiếp nhận thông tin của trẻ.

Để sử dụng máy trợ thính phát huy hiệu quả, bé sẽ cần có sự phối hợp của gia đình, nhà trường và các chuyên gia. Gia đình cần giúp trẻ đeo máy trợ thính thường xuyên và đúng cách. Nhà trường cần tạo môi trường học tập thuận lợi cho trẻ khiếm thính. Các chuyên gia cần hỗ trợ trẻ trong việc điều chỉnh máy trợ thính, lựa chọn máy phù hợp và phát triển ngôn ngữ.

Máy trợ thính là giải pháp giúp bé có thể nghe được rõ hơn

Máy trợ thính là giải pháp giúp bé có thể nghe được rõ hơn

Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp điều trị khiếm thính có thể giúp phục hồi khả năng nghe của trẻ. Tuy nhiên, không phải trường hợp khiếm thính nào cũng có thể thực hiện phẫu thuật. 

Phẫu thuật thường được chỉ định cho trẻ khiếm thính bẩm sinh do các vấn đề về tai ngoài hoặc tai giữa. Phẫu thuật có thể cải thiện khả năng nghe của trẻ, nhưng khả năng sau khi phẫu thuật cũng sẽ không tốt bằng  người bình thường.

Hỗ trợ giáo dục đặc biệt 

Trẻ khiếm thính cần nhận được hỗ trợ giáo dục đặc biệt để phát triển kỹ năng ngôn ngữ, giao tiếp và học tập. Các phương pháp giáo dục đặc biệt như giảng dạy ngôn ngữ ký hiệu, sử dụng hình ảnh và công nghệ hỗ trợ có thể được áp dụng để tạo điều kiện cho trẻ được học hỏi và phát triển như các bạn bình thường.

Các giáo viên và chuyên gia giáo dục đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc thiết kế và triển khai các chương trình giáo dục phù hợp.

Lưu ý khi giao tiếp với trẻ khiếm thính 

Để giao tiếp hiệu quả với trẻ khiếm thính, bạn cần lưu ý một số điều sau:

  • Nói rõ ràng, chậm rãi, nhấn mạnh vào các từ quan trọng: Trẻ khiếm thính có thể nghe được âm thanh to, nhưng sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu các từ và câu. Do đó, cần nói rõ ràng, chậm rãi, nhấn mạnh vào các từ quan trọng để trẻ dễ hiểu.
  • Tránh nói thầm, nói không rõ chữ, nối chữ: Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc nghe các âm thanh nhỏ hoặc âm thanh bị che khuất. Do đó, cần tránh nói thầm, nói nhanh, nói vấp, nối chữ khi giao tiếp với trẻ.

Động viên bé kết nối với môi trường bên ngoài sẽ giúp bé hòa nhập

Động viên bé kết nối với môi trường bên ngoài sẽ giúp bé hòa nhập

  • Thường xuyên nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện: Cách thức duy nhất để giao tiếp với trẻ khiếm thính là qua đôi mắt, và các biểu hiện, hành động, cử chỉ trong cơ thể. Do đó, cần thường xuyên nhìn vào mắt trẻ khi nói chuyện để trẻ có thể đọc, hiểu khẩu hình, hành vi của bạn.
  • Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc các phương pháp giao tiếp thay thế khác: Bố mẹ cần học ngôn ngữ ký hiệu để giao tiếp và chỉ dạy con trong việc giao tiếp dễ dàng hơn. Nếu trẻ sử dụng ngôn ngữ ký hiệu hoặc các phương pháp giao tiếp thay thế khác, cần học cách sử dụng các phương pháp này để giao tiếp hiệu quả với trẻ.
  • Kiên nhẫn, từ tốn với bé mỗi khi bé không nghe rõ từ, hoặc phản ứng chập

Ngoài ra, phụ huynh cần khuyến khích, động viên con tham gia các hoạt động giao tiếp xã hội để phát triển kỹ năng giao tiếp và các kỹ năng xã hội khác. 

Kết luận

Việc hiểu được những khó khăn của trẻ khiếm thính rất quan trọng để hỗ trợ bé và thấu hiểu cho những gia đình có trẻ bị khiếm thính. Hy vọng qua bài viết, bạn đọc có thể có cho mình những thông tin bổ ích.

Nội dung bài viết
Thu gọn