Khiếm thính có chữa được không? 99% người dùng không biết điều này

Đỗ Hương
Th 3 14/11/2023
Nội dung bài viết

Khiếm thính có chữa được không? Có phương pháp nào điều trị được khiếm thính? Đây có lẽ là những câu hỏi thắc mắc của bậc cha mẹ, khi có con bị khiếm thính ngay từ khi sinh ra. Vậy câu trả lời thực hư như thế nào, hãy cùng Travycare, tìm hiểu nhé!

Khiếm thính ở người già và trẻ có chữa khỏi được không?

Khiếm thính ở người già và trẻ có chữa khỏi được không? 

Khiếm thính là gì?

Khiếm thính là tình trạng của một người hoặc một cá thể nào đó có thính giác giảm một phần hoặc mất hẳn toàn bộ khả năng nghe, khiến người bệnh không thể nghe rõ những âm thanh từ bên ngoài một cách trọn vẹn so với những người không mắc bệnh. 

Khiếm thính có chữa được không?

Lý giải về khiếm thính có thể chữa được không?

Lý giải về khiếm thính có thể chữa được không? 

Thật không may là không có cách nào để chữa khỏi bệnh khiếm thính. Vì các tế bào lông trong ốc tai bị hư hỏng nên không thể phục hồi và chữa lành chúng. Nên những người bệnh là người cao tuổi hoặc bị khiếm thính do các bệnh về tai gây ra, chỉ có thể nhờ vào những thiết bị hỗ trợ hoặc giải phẫu. 

Đặc biệt ở trẻ khiếm thính có thể chữa khỏi nếu phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Trẻ có thể nghe, nói và phát triển ngôn ngữ, tư duy như bao đứa trẻ bình thường. Vì vậy, đối với trẻ sơ sinh cần phải sàng lọc khiếm thính ngay sau sinh trong khoảng thời gian từ 24 giờ đến 72 giờ. Trong giai đoạn đầu này, xét nghiệm thường có kết quả nhanh và chính xác nhất, giúp việc điều trị hiệu quả hơn, nên điều này cần được phát hiện sớm. 

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng ở người khiếm thính

Viêm tai giữa là nguyên nhân dẫn đến khiếm thính khi không điều trị kịp thời

Viêm tai giữa là nguyên nhân dẫn đến khiếm thính khi không điều trị kịp thời

Những người khiếm thính, hầu hết đều mắc bệnh ngay khi còn trong bụng mẹ. Cũng có nhiều trường hợp, bị các bệnh về thính giác trong giai đoạn trẻ sơ sinh. Do đó, nguyên nhân dẫn đến tình trạng khiếm thính là các yếu tố di truyền hoặc các dị tật trong quá trình mang thai. 

Yếu tố về gen di truyền

  • Hiện nay, gen di truyền là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến bệnh khiếm thính. Theo thống kê cho thấy, có khoảng 50% tất cả các trường hợp khiếm thính bẩm sinh đều từ gen di truyền của bố mẹ. Nên các nhà nghiên cứu khẳng định rằng, những gia đình có bố hoặc mẹ bị khiếm thính thì con của họ cũng thừa hưởng gen nghe kém so với những đứa trẻ bình thường. 

Biến chứng trong quá trình bà bầu mang thai

  • Trong quá trình mang thai, mẹ bầu bị nhiễm bệnh Rubella hoặc giang mai… Dẫn đến, khi trẻ được sinh ra bị điếc và không nghe rõ âm thanh. 

  • Sử dụng nhiều loại thuốc có tác dụng phụ trong thời gian mang, chẳng hạn như:  thuốc điều trị sốt rét, thuốc lợi tiểu, cytotoxic, aminoglycosides… làm suy giảm thính lực nghiêm trọng của trẻ. 

  • Trẻ sinh non có cân nặng thấp. 

  • Trẻ bị vàng da nghiêm trọng trong thời kỳ sơ sinh là nguyên nhân làm hỏng dây thần kinh thính giác của trẻ.

Bên cạnh đó, còn một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng khiếm thính như:

  • Mắc các bệnh lý về tai như: viêm tai giữa, viêm màng nhĩ, trong tai có dị vật hoặc khối u… dẫn đến ù tai và giảm thính lực, thậm chí gây mất thính lực.

  • Khi tuổi tác càng cao thì các tế bào thần kinh trong tai sẽ bị lão hóa và chịu tổn thương, nên rất dễ gây suy giảm thính lực.   

  • Trong một khoảng thời gian dài, chịu ảnh hưởng nhiều tiếng ồn cũng có thể khiến ốc tai bị tổn thương và gây khiếm thính. 

Như vậy, dù xảy ra ở nguyên nhân nào, người khiếm thính đều cần phải đi khám bác sĩ tai mũi họng kịp thời, để tìm ra nguyên nhân và điều trị sớm. Đồng thời, điều trị sớm, sẽ giúp người khiếm thính giảm thiểu những bất tiện trong cuộc sống. 

Phương pháp điều trị bệnh khiếm thính hiệu quả tốt nhất

Sử dụng máy trợ thính hỗ trợ nghe cho người khiếm thính

Sử dụng máy trợ thính hỗ trợ nghe cho người khiếm thính

Khiếm thính có thể được cải thiện, nhưng khó có thể chữa trị hoàn toàn tùy thuộc vào nguyên nhân và mức độ của khiếm thính. Dưới đây là một số phương pháp để cải thiện khiếm thính tốt nhất:

  • Sử dụng máy trợ thính

Đây là thiết bị đeo tai, phổ biến nhất hiện nay để hỗ trợ thính giác. Một thiết bị điện tử có khả năng khuếch đại và xử lý âm thanh giúp người khiếm thính có thể nghe tốt hơn những âm thanh từ bên ngoài. 

Tuy nhiên, máy trợ thính chỉ phù hợp với những người khiếm thính ở mức độ nhẹ, trung bình và không phù hợp với mức độ điếc sâu. Tùy vào từng mức độ của bệnh khiếm thính và đối tượng bị bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thiết bị trợ thính phù hợp nhất. Những loại máy trợ thính được sử dụng bao gồm: máy trợ thính phía sau tai (BTF), máy trợ thính trong ống tai (ITC), máy trợ thính xương và máy trợ thính CIC. 

  • Cấy ghép ốc tai điện tử

Phương pháp điều trị cấy ghép ốc tai điện tử là sử dụng cho các trường hợp tai bị tổn thương, do các tế bào lông trong ốc tai gây ra. Bằng việc đặt một điện cực mỏng trong ốc tai, thông qua sự hỗ trợ của thiết bị đi kèm, giúp cho người bệnh cải thiện được khả năng nghe và nói trong cuộc hội thoại. Đặc biệt, người khiếm thính dùng phương pháp này, có thể thỏa mãn đam mê nghe nhạc và nghe rõ tiếng ồn xung quanh, với điều kiện nghe nhạc ở âm lượng vừa phải. 

  • Phẫu thuật hoặc sử dụng thuốc chuyên dụng

Những nguyên nhân dẫn đến nghe kém, khiếm thính thường xảy ra ở tai ngoài như: bị tắc dị vật, tai ngứa… đều có thể được xử lý hoàn toàn từ bác sĩ tai mũi họng. 

Nhưng tắc vòi nhĩ hoặc viêm tai giữa không điều trị kịp, dẫn đến nghe kém và có triệu chứng về sau. Vậy nên, cần đến thăm khám bác sĩ tai mũi họng, để được chẩn đoán và điều trị thích hợp nên dùng thuốc chuyên dụng hay phẫu thuật. Còn đối với trường hợp bị điếc đột ngột, bắt buộc phải khám ngay để còn có phương pháp điều trị phù hợp. 

Các mức độ khiếm thính phổ biến

Bệnh khiếm thính được chia thành nhiều mức độ khác nhau bao gồm:

  • Mức độ nhẹ: người khiếm thính ở mức độ nhẹ, họ nghe thấy âm thanh từ 25-40dB. Tuy nhiên, người khiếm thính khó nghe thấy lời nói xung quanh, kể cả tiếng ồn. 

  • Mức độ trung bình: ở mức độ này, người khiếm thính nghe âm thanh trong mức ngưỡng 40-60dB, họ khó bắt kịp các cuộc hội thoại khi có nhiều người trong cùng một lúc.

  • Mức độ nặng: mức độ này ngưỡng nghe từ 70-90dB. Cần máy trợ thính hỗ trợ để dễ dàng giao tiếp. Đối với trẻ em, nếu không có sự can thiệp bằng máy trợ thính thì sẽ không thể phát triển ngôn ngữ như bao đứa trẻ bình thường, tư duy kém phát triển.

  • Mức độ điếc nặng: đây là mức độ điếc nặng nhất, ngưỡng nghe trên 90dB. Nếu tình trạng điếc sâu trong thời gian dài, không có sự can thiệp phù hợp thì người khiếm thính mất khả năng ngôn ngữ giao tiếp. Phải giao tiếp qua ngôn ngữ ký hiệu, nghe và nói, hoặc cử chỉ. 

Biện pháp phòng ngừa bệnh khiếm thính

Nếu người bệnh bị khiếm thính do nguyên nhân bẩm sinh thì không có cách để phòng ngừa. Nhưng đối với những yếu tố khác, bệnh khiếm thính có thể hạn chế được nguy cơ mắc bệnh, bằng cách áp dụng các biện pháp phòng ngừa sau:

  • Khi xem tivi hoặc nghe nhạc, hãy để âm thanh ở mức độ vừa phải không quá lớn tránh ảnh hưởng đến thính giác.

  • Nếu làm việc ở trong môi trường ồn ào như: sản xuất thép, chế tạo máy móc… thì cần sử dụng bảo hộ bịt được tai. 

  • Tuyệt đối, không được cho bất kỳ vật nào để nhét vào tai, nếu sơ suất dẫn đến thủng màng nhĩ và gây điếc. 

  • Bảo vệ vùng đầu và tai,hạn chế nguy cơ va đập mạnh. 

  • Nếu bị mắc các bệnh tai mũi họng, không được chần chừ, phải đi khám bác sĩ tai mũi họng luôn, tránh gây ra nhiều triệu chứng. 

Kết luận

Như vậy, bài viết trên Travycare đã giải đáp cho câu hỏi “ Bệnh khiếm thính có chữa được không?” Bệnh khiếm thính khó có thể chữa lành hoàn toàn, cần dựa vào các thiết bị hỗ trợ để có thể nghe như người thường. Đặc biệt nhất là trẻ sơ sinh, mong cha mẹ lưu tâm và để ý, nếu con có bị khiếm thính thì hãy cho trẻ đi khám và điều trị sớm, để trẻ có thể nghe, nói, giao tiếp như trẻ bình thường, không ảnh hưởng đến tư duy sau này. 

Nội dung bài viết
Thu gọn