Làm thế nào để giao tiếp với người câm điếc

Đỗ Hương
CN 05/11/2023
Nội dung bài viết

Người bị câm điếc là người không chỉ bị hạn chế về lắng nghe âm thanh, mà còn gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người xung quanh. Chính vì vậy, nếu bạn biết được cách giao tiếp với người câm điếc, bạn sẽ dễ dàng kết nối với họ và giúp họ không cảm thấy cô đơn, mặc cảm, tự ti. Để giúp bạn gắn kết với người bị câm điếc, bài viết này của Travycare sẽ giúp bạn!

Làm thế nào để giao tiếp với người bị câm điếc

Làm thế nào để giao tiếp với người bị câm điếc 

Ngôn ngữ giao tiếp với người câm điếc là gì?

Có thể hiểu ngôn ngữ giao tiếp với người câm điếc là một hệ thống giao tiếp dựa trên cử chỉ tay, biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể để truyền đạt ý nghĩa giữa người câm điếc và những người xung quanh họ. Đây là một hệ thống ngôn ngữ độc lập với ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết. Và được phát triển để đáp ứng nhu cầu giao tiếp của người câm điếc. 

Học ngôn ngữ giao tiếp với người câm điếc có khó không? 

Trong khoảng thời gian đầu, bạn học ngôn ngữ giao tiếp với người câm điếc, bạn sẽ cảm thấy khó và nhàm chán. Do họ không thể nghe và hiểu cuộc trò chuyện diễn ra như nào. Nhưng dần dần về sau, với sự kiên trì và nhẫn nại, bạn sẽ cảm thấy ngôn ngữ dành cho người câm điếc thật thú vị. Từ đó, bạn sẽ không cảm thấy khó khăn trong việc truyền tải và nắm bắt thông điệp của đối phương. Đồng thời, khi cả hai thân thiết với nhau, sẽ tạo ra hoặc quy ước những ký hiệu chỉ riêng hai người hiểu. 

Cách giao tiếp với người câm điếc hiệu quả

Nhiều người thường nghĩ, người câm điếc chỉ cần đeo máy trợ thính hoặc ốc tai điện tử là có thể nghe rõ mọi thứ. Nhưng trong thực tế, các thiết bị trợ thính thông minh chỉ giúp một phần nhỏ, đặc biệt người bị câm điếc rất muốn giao tiếp với mọi người thông qua cử chỉ và biểu cảm.

Giao tiếp thông qua biểu cảm và cử chỉ

Biểu cảm khuôn mặt

Giao tiếp với người câm điếc thông qua biểu cảm khuôn mặt

Giao tiếp với người câm điếc thông qua biểu cảm khuôn mặt

Có lẽ, để người khác nhận xét bạn là một người tôn trọng và chú trọng đến cuộc trò chuyện.Chính là nhờ vào ánh mắt và biểu cảm trên khuôn mặt. Có thể nói, giao tiếp bằng ánh mắt là yếu tố vô cùng quan trọng. Vì thế, khi nói chuyện với người câm điếc bạn đừng quay mặt đi. 

Hãy cố gắng đảm bảo rằng, trong suốt quá trình trò chuyện, bạn luôn duy trì giao tiếp bằng mắt với họ. Ngoài ra, thêm chút biểu cảm trên gương mặt như mỉm cười để nhấn mạnh điểm nào đó. Nếu trong cuộc trò chuyện, người câm điếc đang sử dụng một vật gì hay quan sát điều gì đó, hãy chờ họ nhìn vật đó xong và nói chuyện tiếp. Hãy thông cảm và làm cuộc trò chuyện trở nên vui vẻ. 

Thể hiện thái độ lắng nghe

Giao tiếp với người bị câm điếc thể hiện qua thái độ lắng nghe

Giao tiếp với người bị câm điếc thể hiện qua thái độ lắng nghe 

Khi giao tiếp với người câm điếc, bạn hãy nói chuyện với giọng và âm điệu như bình thường. Đừng cáu gắt, thái độ sẽ khiến họ cảm thấy bị xúc phạm và tủi thân. Vì vậy, khi nói chuyện, bạn đừng nói thì thầm hoặc hét to, sẽ làm khẩu hình méo mó và khiến họ khó có thể hiểu được lời nói của bạn. Tương tự, nếu bạn cố cường điệu cử động khuôn miệng, người bị câm điếc sẽ khó thể nghĩ bạn đang nói gì, dần dần cuộc trò chuyện mất đi vẻ tự nhiên. 

Cử chỉ tay

Giao tiếp bằng cử chỉ tay với người câm điếc

Giao tiếp bằng cử chỉ tay với người câm điếc

Ngôn ngữ đóng góp tích cực nhất vào việc truyền tải thông điệp khi giao tiếp với người câm điếc, đó chính là cử chỉ bằng tay. Đây có lẽ là động tác được nhiều người áp dụng nhất từ xưa tới nay. 

Khi giao tiếp với người câm điếc, bạn hãy giữ tầm mắt của bạn ngang với tầm mắt của họ. Bạn có thể ngồi khi họ ngồi, hoặc có thể đứng dậy khi họ đứng. Bạn chỉ cần chú ý, đến khoảng cách khi nói chuyện với họ ít nhất 1-2 mét. Đồng thời, hãy đảm bảo rằng, họ sẽ nhìn hết mọi cử chỉ của bạn để hiểu bạn nói gì.

Nếu đang ở trong nhà, bạn cần đảm bảo căn phòng đủ ánh sáng để người câm điếc có thể nhìn thấy động tác của bạn. Còn ở ngoài trời, bạn hãy tránh những nơi có sấp bóng và những nơi khiến họ bị lóa mắt, đồng thời luôn đảm bảo rằng họ nhìn rõ những gì bạn muốn nói. 

Giao tiếp thông qua các thiết bị thông minh

Ứng dụng di động

Ứng dụng điện thoại di động giúp người câm điếc trong giao tiếp

Ứng dụng điện thoại di động giúp người câm điếc trong giao tiếp

Trong trường hợp, bạn không thể giao tiếp trực tiếp với người câm điếc, thì hình thức giao tiếp trực tiếp bằng điện thoại là cách tốt nhất. 

Mặc dù, người câm điếc không thể nói cũng không thể nghe, nhưng họ vẫn có thể nhìn và biết viết. Thế nên, nhờ có điện thoại di động, bạn có thể biết họ nghĩ gì, muốn nói vấn đề gì, thông qua tin nhắn trong điện thoại. 

Đặc biệt, nhờ có chiếc điện thoại di động, người câm điếc kết được nhiều bạn hơn và tìm kiếm được những cộng đồng người câm điếc khác để giãi bày, tâm sự, để có niềm tin vào cuộc sống hơn. Vì vậy, bạn hãy cởi mở và vui vẻ khi giao tiếp với người câm điếc. 

Thiết bị trợ thính 

Máy trợ thính hỗ trợ người câm điếc

Máy trợ thính hỗ trợ người câm điếc

Nhờ có công nghệ hiện đại ngày nay, thiết bị trợ thính ra đời để giúp người câm điếc có thể nghe thấy âm thanh của mọi vật. Nhờ vậy, người câm điếc có thể nghe và hiểu cuộc trò chuyện nhanh chóng. Tuy nhiên, họ vẫn phải dùng cách giao tiếp thông qua ngôn ngữ cử chỉ để trò chuyện với bạn. Vì họ không thể nói được nên chỉ biết cách biểu đạt qua cách đó.

Hơn hết, nếu bạn giao tiếp với người câm điếc đeo thiết bị trợ thính hãy tránh những nơi ồn ào, nhiều âm thanh gây chói tai. 

Trang Web dịch thuật

Để có thể tự học và biết cách diễn đạt với người câm điếc, bạn có thể tham khảo một số trang web như: Google, Tik tok, Youtube… Hay một số ứng dụng, bạn có thể tải trực tiếp về máy như: The ASL APP ,Hands On ASL, Sign School, Sign ASL,...

Những lưu ý khi giao tiếp với người câm điếc

  • Hãy vỗ nhẹ vào vai hoặc phần cánh tay của người câm điếc khi bạn muốn giao tiếp với họ.

  • Luôn giữ liên lạc bằng ánh mắt của bạn.

  • Ra ký hiệu cùng với giọng nói, khẩu hình rõ ràng để người câm điếc hiểu được những gì bạn nói.

  • Dùng câu từ ngắn gọn và đơn giản. Đừng ngại diễn đạt lại bằng nhiều cách.

  • Khi thay đổi chủ đề, cần thông báo ngắn gọn cho đối phương.

  • Kiên nhẫn và thoải mái khi giao tiếp với người câm điếc, không càu nhàu, ghét bỏ.

  • Tránh những môi trường tối, ánh sáng yếu khi giao tiếp.

  • Tránh những môi trường ồn ào và nhiều âm thanh mạnh làm ảnh hưởng đến người có dùng máy trợ thính khi giao tiếp.

  • Khi nói chuyện 1-1, bạn và người nói chuyện cần cách nhau 1.5 - 2 mét để tránh mất tầm nhìn.

Một vài ngôn ngữ ký hiệu đơn giản với người câm điếc

Bảng chữ cái tiêu chuẩn quốc tế cho người câm điếc

Bảng chữ cái tiêu chuẩn quốc tế cho người câm điếc 

Bảng chữ tiếng Việt cho người câm điếc

Bảng chữ tiếng Việt cho người câm điếc 

Ví dụ về ngôn ngữ cảm ơn

Ví dụ về ngôn ngữ cảm ơn 

Kết luận

Tóm lại, việc giao tiếp với người câm điếc sẽ cần sự kiên trì trong quá trình học ngôn ngữ ký tự và cử chỉ. Đôi khi có chút nản, nhưng mong bạn sẽ cố gắng học để có thể hiểu được những người sinh ra đã không được may mắn. Mong bài viết này, Travycare đã cung cấp thông tin bổ ích cho bạn. 

Nội dung bài viết
Thu gọn