Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính - Những điều Cha mẹ chưa biết
Đỗ Hương
Th 6 10/11/2023
Nội dung bài viết
Bài viết dưới đây sẽ đề cập đến những đặc điểm tâm lý của trẻ khiếm thính, những rào cản mà trẻ có thể gặp phải và những phương pháp hỗ trợ trẻ phát triển toàn diện.
Tại sao trẻ em thường dễ mắc bệnh khiếm thính?
Khiếm thính ở trẻ em là tình trạng suy giảm khả năng nghe, khiến người bệnh không thể nghe được âm thanh bình thường hoặc nghe không rõ. Khiếm thính có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh này hơn cả. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ em dễ mắc bệnh khiếm thính, bao gồm:
Di truyền: Bé sẽ dễ mắc bệnh khiếm thính nếu trong nhà có người bị bệnh về khiếm thín
Bệnh lý bẩm sinh: Một số bệnh lý bẩm sinh có thể gây tổn thương thính giác, dẫn đến khiếm thính ở trẻ sơ sinh, chẳng hạn như:
Hội chứng Down
Hội chứng Treacher Collins
Hội chứng Waardenburg
Hội chứng Usher
Bệnh khiếm thính có thể do gen di truyền từ gia đình
Bệnh lý mắc phải: Trẻ em có thể mắc bệnh khiếm thính do các bệnh lý mắc phải trong quá trình phát triển, chẳng hạn như:
Viêm tai giữa
Viêm màng não
Nhiễm trùng tai
Mắc các bệnh lý về tai, mũi, họng
Tai nạn: Tai nạn, chấn thương đầu có thể gây tổn thương thính giác, dẫn đến khiếm thính ở trẻ.
Tác dụng phụ của thuốc: Một số loại thuốc có thể gây tác dụng phụ làm tổn thương thính giác, dẫn đến khiếm thính ở trẻ.
Đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính
Đặc điểm tâm lý mà trẻ khiếm thính thường mắc phải:
Cảm tính
Trẻ khiếm thính có thể dễ bị tổn thương, nhạy cảm hơn trẻ bình thường. Việc không được nghe như người bình thường khiến bé cảm thấy mình khác biệt với những người xung quanh, nếu điều này kéo dài sẽ dễ dần đến tình trạng tự ti, tự kỷ. Trẻ khiếm thính rất nhyaj cảm và dễ bị tổn thương bởi những lời nói, hành động của người khác. Ví dụ, nếu trẻ bị trêu chọc, bắt nạt vì khiếm thính thì trẻ có thể cảm thấy buồn bã, tủi thân..
Trẻ có thể dễ cảm thấy tự ti, lạc lõng khi bị khiếm thính
Ngoài ra, trẻ khiếm thính cũng có thể gặp khó khăn trong việc điều chỉnh và đối diện với những cảm xúc tiêu cực. Một phần vì bé không thể nói ra, cũng không thể nghe những lời động viên từ người thân. Nên bé sẽ dễ có cảm giác tức giận, buồn bã, sợ hãi hoặc tủi thân khi không thể chia sẻ. Điều này có thể khiến trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp và hòa nhập với cộng đồng.
Lý tính
Trẻ khiếm thính có thể suy nghĩ logic, trừu tượng kém hơn trẻ bình thường. Điều này là do trẻ không thể tiếp thu thông tin qua lời nói, mà phải thông qua các giác quan khác, chẳng hạn như thị giác, xúc giác. Nhờ vậy trẻ có thể phát triển khả năng quan sát, tư duy hình ảnh, tư duy trừu tượng, hình dung rất tốt.
Ngoài ra, trẻ khiếm thính cũng có thể gặp khó khăn trong việc giải quyết vấn đề. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc suy luận, phân tích và đưa ra quyết định. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập và sự thành công trong cuộc sống của trẻ.
Rào cản khi trẻ mắc bệnh khiếm thính
Trẻ khiếm thính có thể gặp một số rào cản trong cuộc sống, bao gồm:
Rào cản giao tiếp: Trẻ khiếm thính gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác, đặc biệt là những người không biết ngôn ngữ ký hiệu hoặc đọc môi. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bị cô lập, lạc lõng. Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc hiểu những gì người khác nói, cũng như trong việc diễn đạt ý tưởng của mình.
Rào cản học tập: Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức qua lời nói. Điều này có thể ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ. Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc hiểu bài giảng của giáo viên, cũng như trong việc làm bài tập.
Việc học tập sẽ khó khăn hơn đối với trẻ khiếm thính
Rào cản hòa nhập cộng đồng: Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc hòa nhập với cộng đồng, đặc biệt là những cộng đồng không có nhiều người khiếm thính. Điều này có thể khiến trẻ cảm thấy bị phân biệt đối xử. Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc tham gia các hoạt động chung của cộng đồng, cũng như trong việc kết bạn với những người khác.
Đặc điểm ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ khiếm thính
Dưới đây là một số đặc điểm ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ khiếm thính
Về phát âm: Trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc nói, phát âm các âm thanh, điều này khiến người giao tiếp gặp khó khăn trong việc hiểu bé. Chính vì vậy, bé phải giao tiếp thông qua các giác quan khác, chẳng hạn như thị giác, xúc giác, hoặc qua biểu cảm, cử chỉ hành động.
Về hiểu ngôn ngữ nói: Một số trẻ khiếm thính có thể nghe được không rõ âm thanh, số khác sẽ không nghe được các âm thanh, điều này khiến trẻ gặp khó khăn khi dùng ngôn ngữ nói.
Về học ngôn ngữ ký hiệu: Để giao tiếp trẻ khiếm thính phải học ngôn ngữ ký hiệu thông qua ký hiệu, cử chỉ. Bé cần được giáo dục và học sớm ngôn ngữ ký hiệu để việc giao tiếp có thể được cải thiện.
Trẻ khiếm thính cần học ngôn ngữ ký hiểu để giao tiếp
Về sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc: Do không thể nghe được nên trẻ khiếm thính có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt suy nghĩ, cảm xúc của mình. Bé sẽ có ít vốn từ vựng để diễn tả những cảm xúc, suy nghĩ phức tạp.
Về hiểu ý của người khác: Trẻ khiếm thính sẽ dùng sự quan sát để hiểu được thông điệp truyền tải từ người đối diện. Vì vậy bé có thể phát triển khả năng quan sát rất nhạy bén.
Sử dụng hình ảnh để giao tiếp: Một trong những ngôn ngữ giao tiếp đơn giản nhất dành cho trẻ là ngôn ngữ hình ảnh. Hình ảnh sẽ giúp bé dễ dàng bộc lộ những gì đang nghĩ trong đầu, hoặc nhu cầu của bản thân.
Ngoài ra, ngôn ngữ trong giao tiếp của trẻ khiếm thính cũng có thể có những đặc điểm khác, tùy thuộc vào mức độ nghe kém của trẻ, thời điểm phát hiện và can thiệp sớm, cũng như phương pháp giáo dục mà trẻ được tiếp nhận.
Các phương pháp cải thiện khiếm thính ở trẻ em
Có 2 phương pháp chính giúp cải thiện tình trạng khiếm thính ở trẻ em:
Phẫu thuật
Phẫu thuật là phương pháp can thiệp trực tiếp vào cơ quan thính giác của trẻ, giúp khôi phục lại khả năng nghe. Phẫu thuật có thể được áp dụng cho các trường hợp khiếm thính do viêm nhiễm, hoặc do chấn thương.
Các loại phẫu thuật cải thiện khiếm thính ở trẻ em
Phẫu thuật vá màng nhĩ
Phẫu thuật đặt ống thông xương chũm
Phẫu thuật cấy ghép ốc tai điện tử
Ưu điểm:
Khả năng cải thiện khả năng nghe hiệu quả.
Không cần sử dụng thiết bị hỗ trợ bên ngoài.
Nhược điểm:
Chi phí cao.
Cần có thời gian hồi phục.
Có thể có các biến chứng, chẳng hạn như nhiễm trùng, chảy máu, hoặc tổn thương các dây thần kinh.
Máy trợ thính
Máy trợ thính là thiết bị điện tử giúp khuếch đại âm thanh, giúp trẻ nghe được âm thanh rõ ràng hơn. Máy trợ thính có thể được sử dụng cho các trường hợp khiếm thính nhẹ, trung bình, nặng, hoặc điếc hoàn toàn.
Các loại máy trợ thính:
Máy trợ thính ống tai
Máy trợ thính sau vành tai
Máy trợ thính trong tai
Đeo máy trợ thính sẽ giúp cải thiện khả năng nghe của trẻ
Ưu điểm
Giá thành tương đối hợp lý.
Không cần phẫu thuật.
Có thể sử dụng ngay sau khi được đeo.
Nhược điểm
Có thể gây khó chịu khi đeo, đặc biệt là đối với trẻ nhỏ.
Cần phải được điều chỉnh phù hợp với tình trạng của trẻ.
Có thể không mang lại hiệu quả như mong muốn đối với trẻ khiếm thính nặng, điếc sâu, hoặc điếc hoàn toàn.
Kết luận
Qua bài viết, chúng ta có thể nhận biết một số đặc điểm tâm lý trẻ khiếm thính. Từ việc hiểu, gia đình cần quan tâm đến các phương pháp giúp trẻ cải thiện khiếm thính, qua đó giúp bé dễ dàng hòa nhập với cộng đồng.