Đặc điểm của trẻ khiếm thính và những điều bạn chưa biết

Đỗ Hương
Th 2 13/11/2023
Nội dung bài viết

Trẻ khiếm thính là những đứa trẻ bị tổn thương cơ quan thính giác ở nhiều mức độ khác nhau. Do cơ quan thính giác bị tổn hại, nên trẻ không thể nghe được tiếng nói, đồng thời không hình thành được ngôn ngữ. Nếu trẻ khiếm thính được phát hiện từ sớm và được hỗ trợ từ các phương pháp đặc biệt, trẻ sẽ có cơ hội phát triển những khả năng vốn có của mình. Vậy đặc điểm của trẻ khiếm thính là gì? Hãy cùng Travycare tìm hiểu.

Đặc điểm của trẻ khiếm thính là gì?

Đặc điểm của trẻ khiếm thính là gì?

Nhận thức của trẻ khiếm thính 

Do ngôn ngữ hạn chế, nên trẻ khiếm thính bị ảnh hưởng đến sự phát triển trong nhận thức:

  • Nhận thức về tư duy: Ở trẻ khiếm thính, tư duy chủ yếu dừng lại ở mức tư duy trực quan liên quan đến hình ảnh. Mặc dù bị khiếm khuyết về chức năng thính giác, nhưng đổi lại trẻ khiếm thính có đôi mắt tinh nhanh, có thể quan sát đồ vật thay thế bằng hình ảnh, tranh vẽ. Trẻ có thể phân biệt, so sánh, khái quát hóa những hình ảnh khác nhau của sự vật, hiện tượng trong thời gian nhanh với độ chính xác cao, đồng thời trẻ có thể dễ dàng làm đúng các bài toán thông qua các vật thật hay vật thay thế. Tuy nhiên, do ngôn ngữ bị hạn chế, trẻ gặp khó khăn trong việc nhận thức tư duy với khái niệm trừu tượng, phức tạp, nhiều logic. 

  • Về khả năng giải các bài tập: Trẻ khiếm thính gặp khó khăn trong việc vận dụng kiến thức lý thuyết để giải bài tập thực hành và các kỹ năng giải quyết tình huống.

  • Nhận thức trong tưởng tượng: Do thiếu ngôn ngữ, sự hạn chế và nghèo nàn của việc giao tiếp bằng ngôn ngữ, làm cho trẻ khiếm thính mất khả năng phong phú của trí tưởng tượng so với đứa trẻ bình thường. 

Đặc điểm của trẻ khiếm thính 

Các đặc điểm chỉ có ở trẻ khiếm thính

Các đặc điểm chỉ có ở trẻ khiếm thính 

Đặc điểm về ngôn ngữ và lời nói trong giao tiếp của trẻ

Trong giao tiếp của trẻ khiếm thính, những ngôn ngữ và lời nói sẽ có những đặc điểm như:

  • Giọng: Giọng khó nghe, giọng cao, giọng yếu, khàn….

  • Phát âm: Phát âm không đúng phụ âm, người nghe không phân biệt được những âm gần nhau như: t/đ, b/m…

  • Thanh điệu: Khó phát âm đúng thanh điệu của tiếng việt như: thanh hỏi, ngã, nặng…

  • Ngữ pháp: Nói theo bản năng tư duy, theo ý hiểu của mình, trật tự ngữ pháp lộn xộn. 

  • Từ vựng: Vốn từ vựng không có nhiều.

  • Tiếng nói: Hầu hết trẻ khiếm thính sai nhiều âm vần, cấu trúc, thanh điệu.

Tuy nhiên, để có thể hiểu được ngôn ngữ và lời nói của trẻ khiếm thính cần dựa vào cách giao tiếp của trẻ thông qua ngôn ngữ ký hiệu và lời nói. 

Đặc điểm sử dụng các phương tiện trong giao tiếp của trẻ

Với hầu hết mọi người, ngôn ngữ nói được coi là loại phương tiện giao tiếp chính giữa người với người. Trẻ bình thường có thể lĩnh hội ngôn ngữ một cách tự nhiên còn trẻ khiếm thính không có sự lĩnh hội đầy đủ về ngôn ngữ. Vì vậy, trẻ khiếm thính cần có một phương cách để tháo gỡ những cản trở về ngôn ngữ và cần khai mở ngôn ngữ trong não bộ, nhằm giúp trẻ khiếm thính tự tin trong giao tiếp. Vì vậy, khả năng sử dụng các phương tiện giao tiếp mà trẻ khiếm thính sẽ khác nhau:

  • Trẻ khiếm thính đã được đi học sẽ sử dụng chữ cái ngón tay làm phương tiện chính trong giao tiếp với mọi người. 

  • Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu làm phương tiện giao tiếp chủ yếu của người khiếm thính với người bình thường. 

  • Trẻ có ngôn ngữ viết thường dùng chữ làm phương để giao tiếp với người thường. 

Theo kết quả nghiên cứu, sự phát triển khả năng giao tiếp của trẻ khiếm thính đã khẳng định: Dù trẻ có bị điếc bẩm sinh, trẻ vẫn phát triển khả năng giao tiếp cùng với khả năng lĩnh hội những kỹ năng làm dấu, đánh vần bằng tay, qua lời nói và viết. 

Đối với trẻ khiếm thính nhỏ tuổi, có thể phát triển ngôn ngữ tiếng nói và ngôn ngữ ký hiệu. Dù trẻ dùng ngôn ngữ giao tiếp nào cũng cần dựa vào khả năng của bản thân và nhu cầu của trẻ. Nhưng hầu hết, giao tiếp của trẻ khiếm thính sẽ sử dụng phương tiện ngôn ngữ ký hiệu thường ngày vì tính hiệu quả và nhanh chóng. 

Ngoài ra, trẻ khiếm thính hoàn toàn có đủ khả năng phát triển ngôn ngữ nói, nên có ngôn ngữ nói, trẻ sẽ được phát triển tối đa, tự tin, độc lập, tự do cá nhân. Vì thế, trẻ cần được phát hiện sớm và được trang bị phương tiện máy trợ thính, để giúp trẻ có thể cảm nhận được thông điệp từ lời nói của mọi người. 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính 

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính

Dấu hiệu nhận biết trẻ bị khiếm thính 

Trẻ bị khiếm thính không giống với các bệnh dị tật bẩm sinh khác, ta có thể quan sát bằng mắt thường. Do vậy, nếu không chú ý nhiều người sẽ không phát hiện con mình bị khiếm thính. Nên ba mẹ sẽ cần nắm vững một số dấu hiệu của trẻ khiếm thính qua từng giai đoạn sau: 

  • Trẻ sơ sinh: Ở giai đoạn này, chúng ta dựa vào phản xạ nghe và cử động của trẻ. Trẻ bị điếc tai sẽ không có 1 chút phản ứng nào hết như: chớp mắt, khóc, cử động tay chân và giật mình khi có tiếng động. 

  • Từ vài tháng đến 1 tuổi: Đối với những đứa trẻ bình thường trong giai đoạn này sẽ chú ý nhìn, quay đầu theo hướng phát ra âm thanh rồi cười tíu tít. Trong một vài trường hợp, âm thanh quá to khiến trẻ bị giật mình và quấy khóc, còn những trẻ bị khiếm thính không có phản xạ này.

  • Trẻ từ 1-3 tuổi: Đây là giai đoạn phát triển ngôn ngữ của trẻ. Trẻ bắt đầu tập nói từ những lời đơn giản và hiểu được lời nói của bố mẹ. Tuy nhiên, trẻ bị khiếm thính không thể nói chuyện và phản ứng trước lời nói của mọi người xung quanh.

  • Trẻ trên 3 tuổi: Lúc này, biểu hiện của trẻ khiếm thính rõ ràng hơn, trẻ không thể nghe được âm thanh, cũng không thể nói được. 

Như vậy, ba mẹ và người chăm sóc cần quan sát, chú ý thật kỹ các biểu hiện của con. Nếu phát hiện con có một trong những dấu hiệu kia, hãy cho con đi khám càng sớm càng tốt và điều trị sớm sẽ giúp trẻ cứu được thính lực, để trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường.

Những khó khăn của trẻ khiếm thính 

Những khó khăn của trẻ khiếm thính trong cuộc sống

Những khó khăn của trẻ khiếm thính trong cuộc sống

Khó khăn trong giao tiếp

Trong giao tiếp, trẻ khiếm thính gặp khó khăn trong việc bắt kịp thông tin của cuộc nói chuyện đang diễn ra. Do khả năng nghe kém và không hiểu hết ý nghĩa của cuộc nói chuyện. Dẫn đến việc trẻ thường ngơ ngác khi được hỏi hoặc hỏi lại người đối thoại. Nếu bị điếc, trẻ hoàn toàn phải dùng cử chỉ và ngôn ngữ ký hiệu. Đây cũng chính là khó khăn đối với mọi người xung quanh vì phải học cử chỉ tay và ngôn ngữ ký hiệu mới có thể giao tiếp được với trẻ.

Khó khăn trong học tập

Trong học tập, trẻ khiếm thính khó khăn trong việc đọc khẩu hình miệng, nhiều âm có hình miệng giống nhau hoặc không thể thấy trên khẩu hình miệng. Vì thế, trẻ khiếm thính không thể nghe được như những đứa trẻ bình thường, nên việc nghe giảng cũng rất khó khăn, dẫn đến nhiều trở ngại trong việc học tập.

Độ tuổi tốt nhất có thể học ngôn ngữ là từ khi sinh ra đến lúc 7 tuổi. Từ 2-4 tuổi là giai đoạn trẻ có thể tiếp thu kỹ năng ngôn ngữ nhiều nhất. Vì vậy, việc phát hiện trẻ khiếm thính sớm, sẽ giúp trẻ học được ngôn ngữ dễ dàng và được phát triển khả năng của mình. Nếu đến 7-8 tuổi trẻ vẫn chưa có ngôn ngữ thì việc học sẽ khó khăn hơn, tư duy sẽ phát triển chậm. 

Bên cạnh đó, trẻ khiếm thính còn gặp khó khăn trong các môn liên quan đến nói và viết như: văn, sử, địa… Với điều kiện hiện tại của Việt Nam, không có đủ giáo viên để kèm thêm cho trẻ. Và đó cũng là trở ngại của trẻ trong học tập.

Khó khăn trong quan hệ xã hội

Trẻ khiếm thính do khó khăn về giao tiếp nên thường bị hạn chế trong việc kết bạn giao lưu và mối quan hệ xã hội. Do đó, cha mẹ và thầy cô nên tạo điều kiện để một số bạn khác hỗ trợ trẻ trong các hoạt động chơi nhóm, giúp trẻ được hòa đồng và tự tin hơn.

Khó khăn về mặt tâm lý

Đối với trẻ khiếm thính ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp, không hiểu những điều mọi người xung quanh nói, dần dần trẻ bất lực trở lên gây gổ, cáu gắt, nổi khùng, khóc nhiều. Vì trẻ khiếm thính không thể nghe rõ, nên chỉ có thể khóc và làm hành động cử chỉ để biểu đạt được suy nghĩ, nên trẻ cần được mọi người thông cảm. 

Còn đối với trẻ khiếm thính ở độ tuổi thiếu niên, trẻ sẽ mặc cảm, tự ti, tránh người lạ, ngại giao tiếp. Vì thế, cha mẹ cần thay đổi tâm lý tiêu cực để giúp trẻ bình tĩnh và tự tin hơn. 

Kết luận

Trong bài viết trên, Travycare cung cấp cho cha mẹ về đặc điểm của trẻ khiếm thính. Mong cha mẹ sẽ lưu tâm và quan sát con mình thông qua các đặc điểm của trẻ để nhận biết trẻ có bị khiếm thính hay không, đồng thời tìm giải pháp và can thiệp sớm để giúp trẻ có thể phát triển ngôn ngữ như những đứa trẻ bình thường, sống một cuộc sống vui vẻ và tự tin. 

Nội dung bài viết
Thu gọn