Bệnh Meniere là bệnh gì? 99% điều bạn chưa biết
Đỗ Hương
Th 2 13/11/2023
Nội dung bài viết
Meniere là một loại bệnh mãn tính phổ biến, thường khởi phát vào độ tuổi từ 40-60. Đây là bệnh rối loại của tai trong, có thể gây chóng mặt, ù tai, mất thính giác. Để biết thêm thông tin bệnh meniere là bệnh gì? Có nguy hiểm không? Hãy cùng Travycare tìm hiểu?
Tìm hiểu bệnh meniere là bệnh gì?
Bệnh meniere là bệnh gì?
Bệnh meniere là một chứng bệnh rối loạn ở tai trong, với triệu chứng kinh điển gồm: ù tai, chóng mặt, giảm thính lực. Ngoài ra, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng khác như: Choáng váng hoặc cảm giác đầy nặng tai.
Bất kỳ ai cũng có nguy cơ mắc phải bệnh meniere, tuy nhiên, độ tuổi 40-60 thường dễ mắc bệnh nhất. Mặc dù, bệnh meniere được đánh giá là căn bệnh mạn tính, nhưng biện pháp điều trị chỉ có thể giảm bớt ảnh hưởng của các triệu chứng gây ra cho người bệnh.
Nguyên nhân gây ra bệnh Meniere
Hiện nay, nguyên nhân gây nên bệnh Meniere chưa được rõ. Triệu chứng của bệnh xuất hiện bất thường do sự tích tụ một lượng dịch lớn trong hệ thống mễ nhĩ của tai trong.
Mễ nhĩ chứa cơ quan giữ thăng bằng (ống bán khuyên và hệ thống cầu nang) và thính giác (ốc tai). Mễ nhĩ chia làm hai phần: mê cung màng và mê cung xương.
Mê cung màng chứa đầy một chất lỏng được gọi là nội dịch, sự chuyển động dạng sóng của nội dịch trong hệ thống mễ nhĩ, nhằm đảm bảo chức năng cân bằng của hệ thống tiền đình.
Do đó, sự tích tụ nội dịch quá mức trong mê nhĩ làm cản trở sự cân bằng bình thường và các tín hiệu nghe giữa tai trong và não, chính là cơ chế chính trong bệnh Meniere.
Theo giả thuyết của các nhà khoa học đã đưa ra nhiều nguyên nhân để giải thích hiện tượng ứ dịch trong mê nhĩ này, các nguyên nhân đó bao gồm:
Đường dẫn lưu dịch ở tai trong bất thường, do tắc nghẽn hoặc bất thường trong giải phẫu.
Đáp ứng hệ miễn dịch bất thường.
Nhiễm trùng hoặc nhiễm virus.
Theo yếu tố di truyền.
Bởi vậy, không có một nguyên nhân nào được xác định cụ thể, nên có thể bệnh Meniere có khả năng do nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp.
Bệnh meniere có chứng ù tai, chóng mặt, có thể mất thính giác
Dấu hiệu nhận biết bệnh Meniere
Bệnh nhân mắc phải bệnh meniere, sẽ có những dấu hiệu nhận biết sau đây:
Chóng mặt: người bệnh sẽ có cảm giác mọi thứ xung quanh bị đảo lộn, ngay cả khi đang đứng, ngồi hoặc nằm một chỗ. Thường những cơn chóng mặt do bệnh meniere gây ra không được báo trước, kéo dài từ vài phút đến hàng giờ, hoặc thậm chí lâu hơn. Nhiều trường hợp, người bệnh bị chóng mặt nghiêm trọng sẽ xuất hiện tình trạng nôn hoặc buồn nôn.
Mất thính lực: Người bệnh meniere lúc này sẽ bị mất thính lực hoàn toàn và không còn khả năng nghe được âm thanh xung quanh. Sự mất thính lực thường xảy ra trong thời gian đầu của bệnh, khi bệnh tiến triển càng nặng, thì người bệnh có khả năng mất thính lực vĩnh viễn.
Ù tai: Người bệnh luôn có cảm giác nghe thấy những tiếng rung, ầm ầm, ù, tiếng rít hoặc tiếng huýt sáo ở trong tai.
Tai bị căng hoặc đầy: Người bệnh luôn cảm thấy áp lực tác động lên tai, khiến tai bị căng tức và bị bít lại.
Như vậy, nếu bệnh nhân thường xuyên có cảm giác chóng mặt và ù tai trong nhiều giờ hoặc kéo dài hàng tiếng không dứt, thì có thể mắc phải chứng meniere. Do đó, hãy đi khám sớm để được điều trị kịp thời. Tránh để tình trạng ngày càng tiến triển, vì rất có thể dẫn đến nguy cơ bị mất thính lực vĩnh viễn và không thể nghe âm thanh xung quanh.
Bệnh Meniere có nguy hiểm hay không?
Bệnh meniere không ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng của người bệnh. Tuy nhiên, mối quan hệ nguy hiểm nhất trong bệnh chính là những cơn chóng mặt xảy ra không hề báo trước. Dẫn đến nguy cơ bệnh nhân bị té ngã, gây chấn thương, gặp tai nạn…và gây nguy hại đến tính mạng của chính mình.
Bên cạnh đó, những cơn chóng mặt liên tiếp xảy ra, khiến người bệnh meniere bắt buộc phải nghỉ ngơi trong nhiều giờ hoặc nhiều tiếng, dẫn đến năng suất làm việc giảm. Cùng với giảm thính lực, người bệnh giảm khả năng giao tiếp với mọi người xung quanh. Gây ra một số bệnh lý như: mặc cảm, cách ly khỏi xã hội, stress, trầm cảm, rối loạn lo âu.
Do đó, khi bạn cảm thấy chóng mặt cùng với những triệu chứng sau, bạn hãy trì hoãn công việc để đến thăm khám bác sĩ:
Tê, ngứa hoặc yếu chân tay.
Đau tức ngực, đau đầu dữ dội.
Mất ý thức, đi lại khó khăn, thường xuyên ngã.
Mất thị lực và rối loạn ngôn ngữ.
Bệnh meniere chưa được tìm thấy phương pháp chữa khỏi hoàn toàn
Bệnh Meniere có chữa khỏi được không?
Nhiều người bệnh khi nghe bác sĩ chẩn đoán mắc bệnh meniere thì tỏ ra lo lắng, không biết bệnh này chữa khỏi được không? Tuy nhiên, vì bệnh Meniere là bệnh mạn tính nên không gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Tính đến thời điểm hiện tại, mặc dù y học phát triển vượt bậc nhưng vẫn chưa tìm ra phương pháp chữa khỏi bệnh meniere hoàn toàn, chỉ có phương pháp hiện tại có thể giúp người bệnh kiểm soát các triệu chứng.
Thực tế chứng minh rằng, đa số những người mắc bệnh Meniere đều có thể đáp ứng các phương pháp điều trị, nhưng với người mất thính lực lâu dài thì khó ngăn chặn.
Các biện pháp điều trị bệnh Meniere hiệu quả
Mặc dù chưa có phương pháp điều trị chấm dứt bệnh hoàn toàn, nhưng người bị bệnh Meniere vẫn có thể dựa vào biện pháp điều trị sau để đối phó với tình trạng bệnh:
Điều trị bằng sử dụng thuốc
Thuốc được kê đơn: Triệu chứng gây khó chịu nhất trong bệnh Meniere chính là những cơn đau đầu, chóng mặt. Vì thế, có thể dùng các loại thuốc được kê để ức chế tiền đình, chống nôn và an thần như: diazepam, meclizine, lorazepam và glycopyrrolate giúp làm giảm nhẹ triệu chứng trong từng đợt.
Thuốc lợi tiểu và hạn chế muối trong chế độ ăn: Giúp người bệnh kiểm soát cơn chóng mặt bằng cách giảm lượng nước trong cơ thể, từ đó giảm được phần ứ nước trong hệ thống mễ nhĩ. Biện pháp chỉ đạt hiệu quả trong giai đoạn phát hiện sớm của bệnh Meniere.
Thuốc corticosteroid: Thuốc này dùng để giảm sự tổn thương ở tai trong, có thể sử dụng theo từng đợt cấp của triệu chứng.
Liệu pháp nhận thức: Là hình thức trò chuyện giúp người bệnh tập trung vào cách họ diễn giải, phản ứng với những trải nghiệm trong cuộc sống. Theo liệu pháp nhận thức, người bệnh sẽ đối phó tốt với sự bất ngờ của các cơn chóng mặt, đồng thời giảm lo lắng về những cơn chóng mặt trong tương lai.
Phẫu thuật: Nếu các trường hợp chóng mặt không được kiểm soát bằng thuốc, cần can thiệp đến phẫu thuật. Các bác sĩ khi quyết định phẫu thuật cần phụ thuộc vào tuổi tác, mức độ thị lực và sức khỏe của bệnh nhân.
Dùng máy trợ thính: Sử dụng trong trường hợp người mất thính lực lâu dài.
Thay đổi chế độ ăn uống và hành vi: Bệnh nhân cần hạn chế và không sử dụng caffeine, chocolate, rượu, thuốc lá… vì chúng sẽ làm triệu chứng Meniere càng tồi tệ hơn.
Vì vậy, khi điều trị bệnh meniere, người bệnh sẽ được bác sĩ chuyên khoa tai mũi họng đưa ra phương pháp điều trị khác nhau, để đảm bảo độ an toàn và uống thuốc sao cho hợp lý, giảm thiểu bệnh tình nghiêm trọng.
Kết luận
Bệnh Meniere là một loại bệnh rối loạn tiền đình ngoại biên, nhưng nguyên căn chưa được biết rõ. Phương pháp điều trị chỉ có thể bằng các loại thuốc, liệu pháp, phẫu thuật hoặc thay đổi chế độ ăn uống giúp kiểm soát được các triệu chứng của bệnh Meniere. Như vậy, bài viết này Travycare đã giúp bạn giải đáp, bệnh meniere là bệnh gì? Bệnh meniere không hề gây hại đến tính mạng con người. Nhưng những người mắc bệnh meniere hãy chú ý đến việc phòng ngừa té ngã và đảm bảo điều trị sớm tránh tình trạng mất thính giác vĩnh viễn.